Nền kinh tế tại Gaza chịu thiệt hại nặng bởi xung đột

Nền kinh tế tại Gaza đang bị tàn phá nặng nề sau gần một năm xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel, biến phần lớn Dải Gaza thành đống đổ nát.

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển cho biết, quy mô của nền kinh tế tại Gaza sụt giảm mạnh xuống mức chỉ còn chưa đầy 1/6 quy mô của nền kinh tế trước khi xảy ra cuộc xung đột Israel - Hamas.

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển vào ngày 12/9.

Báo cáo cũng mô tả sự suy thoái kinh tế nhanh chóng và đáng báo động ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng, nơi chứng kiến tình trạng bạo lực gia tăng kể từ xung đột xảy ra.

Hiện trường đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 10/9/2024. Ảnh: THX.

Dữ liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Bờ Tây đã tăng lên 32% từ mức 12,9%, đẩy hơn 300 nghìn người rơi vào tình cảnh mất việc làm kể từ khi xung đột bùng phát. Ngoài sự suy thoái kinh tế do xung đột gây ra, hoạt động viện trợ quốc tế bị cắt giảm và việc Israel kiểm soát tiền thuế thu hộ Palestine cũng làm gia tăng khó khăn cho các hoạt động kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/9, ở Liban xảy ra một loạt vụ nổ gây chấn động, nhắm vào hệ thống thông tin liên lạc được Hezbollah ưa chuộng. Những vụ nổ này không chỉ làm 9 người chết và hàng nghìn người bị thương, mà còn làm dấy lên nhiều câu hỏi về động thái tiếp theo từ cả Hezbollah và Israel.

Theo kế hoạch Thị trưởng London (Anh) vừa công bố, phố Oxford có thể sẽ trở thành phố đi bộ để thu hút nhiều người mua sắm hơn.

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu đã gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tại thủ đô Tehran vào thứ Ba (17/9), sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng.

Lấy động lực từ những trải nghiệm hoá trị của mẹ, một sinh viên người Ireland đã tạo ra một thiết bị làm mát da đầu di động dành cho bệnh nhân điều trị ung thư, với hy vọng giúp cho những bệnh nhân giữ được phần lớn mái tóc của mình.

Quyết định thắt chặt kiểm soát biên giới của Chính phủ Đức kể từ ngày 16/9 đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng bên phía biên giới nước láng giềng Ba Lan. Nhiều người dân Ba Lan đã bày tỏ không hài lòng với chính sách của Đức.

Điện Kremlin cho biết sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin nhằm đưa các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga trở thành đội quân có quy mô lớn thứ hai trên thế giới, nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng ở biên giới phía Tây cũng như tình hình bất ổn ở biên giới phía Đông nước này.