Nền tảng thể chế để Thủ đô tăng tốc phát triển

Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua là hành lang pháp lý quan trọng, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trái tim của cả nước.

Luật Thủ đô năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô.

Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định được đề ra trong luật còn nhiều tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần thiết phải có Luật Thủ đô (sửa đổi).

Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua.

Ông Nguyễn Xuân Thu (Phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: “Thủ đô nó giống như là trái tim của đất nước vậy. Nên sửa đổi Luật Thủ đô sẽ phải tháo gỡ những điểm nghẽn hiện tại. Và quan trọng là phải có cơ chế chủ động hơn để Hà Nội thúc đẩy được kinh tế, thu hút đầu tư và an sinh xã hội”.

Với tỷ lệ đồng thuận rất cao, hơn 95% tổng số đại biểu, Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua. Luật Thủ đô gồm 7 Chương, 54 Điều, tăng 3 Chương, 27 Điều so với Luật Thủ đô năm 2012.

Luật được bổ sung nhiều điểm mới thể hiện sự phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ cho Hà Nội trong nhiều lĩnh vực, như tổ chức chính quyền đô thị, huy động nguồn lực xây dựng Thủ đô.

Luật được bổ sung nhiều điểm mới thể hiện sự phân cấp, ủy quyền cho Hà Nội trong nhiều lĩnh vực.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu: “Có thể nói việc phân cấp phân quyền cho chính quyền Hà Nội gần như bao trùm các lĩnh vực. Chúng tôi thấy cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố Hà Nội”.

Việc Luật Thủ đô được thông qua không chỉ là tin vui lớn với người dân, chính quyền Thủ đô, mà còn mang đến những kỳ vọng, mong mỏi về sự thay đổi mạnh mẽ. Với những cơ chế đột phá, bộ luật này sẽ góp phần đưa Hà Nội phát triển, xứng tầm của thành phố trong tương lai.

Luật Thủ đô (sửa đổi) mang đến những kỳ vọng, mong mỏi về sự thay đổi mạnh mẽ.

Bà Phạm Thị Thanh Mai – Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chia sẻ: “Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, có cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng, cùng với hai bản quy hoạch của Thủ đô đã xin ý kiến Quốc hội và đang trình xin ý kiến Thủ tướng trong thời gian tới. Thì sẽ tạo cơ sở chính trị, pháp lý, hết sức quan trọng, để cho Hà Nội triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chính sách và những đột phá mới, tư duy. Tầm nhìn mới, đáp ứng yêu cầu trọng trách, mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó”.

Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ 1/1 năm sau. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tạo đà cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô trong tương lai, xứng đáng là Thủ đô, trái tim của cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.

Vào mùa nắng nóng, khi dừng chờ đèn đỏ, nhiều xe máy dừng ngay giữa đường nơi có tán cây hoặc dưới bóng mát của toà nhà; nhiều người mặc áo chống nắng dài chắn tầm nhìn.

Gần 3000 trường hợp vi phạm bị xử lý, tạm giữ hơn 770 phương tiện là kết quả sau hơn một tháng phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội đưa 5 tổ công tác đặc biệt đi vào hoạt động.

Tại Kỳ họp 17 HĐND Thành phố Hà Nội, sáng nay, Giám đốc Công an thành phố đã trình bày tờ trình thông qua Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Lễ hội Sen Hà Nội sẽ được tổ chức từ ngày 12 đến 16/7/2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định trong thành tựu chung của thành phố có sự đóng góp rất tích cực hiệu quả của HĐND.