Nét độc đáo trong văn hoá trà đạo Nhật Bản

Văn hóa trà đạo Nhật Bản đã không còn quá xa lạ với chúng ta, thưởng thức trà đạo Nhật Bản được cả thế giới ngưỡng mộ với sự chỉn chu, cầu kì trong từng nghi thức. Trong đó, nét độc đáo của nghệ thuật trà đạo Nhật Bản khó có thể tìm thấy ở đất nước nào khác.

Văn hóa thưởng thức trà đạo Nhật Bản không chỉ đơn thuần nói đến việc pha trà, uống trà, mà ẩn sâu trong đó là tâm hồn của chính người thưởng trà, giúp đem lại cảm giác thư thái, thanh lọc tâm hồn, uống một ngụm trà có thể cảm nhận được hương vị của thiên nhiên.

Bà Hashimoto, giáo viên hướng dẫn trà đạo Nhật Bản cho biết: "Thực ra trà đạo không có gì khác so với các loại trà khác, cũng là trà để uống thưởng thức cùng mọi người, trong trà đạo có áp dụng những điều dạy trong đạo Phật, đạo Thiền giúp cho chúng ta giải tỏa căng thẳng, nâng cao sự tập trung, cơ thể được thư giãn hơn. Đối với tôi, trà đạo cũng là một bộ môn để luyện tập, không chỉ đơn giản là uống trà."

Trà đạo là một nét văn hoá độc đáo của người Nhật

Không chỉ ở Nhật Bản, trà đạo đã trở thành một trong những nét văn hóa quen thuộc của người Á Đông, uống trà là cả một nghệ thuật bao hàm sự hiếu khách, vẻ đẹp của dụng cụ uống trà, các nghi thức truyền thống và thể hiện phong cách sống của mỗi người.

Bên cạnh đó, bà Hashimoto cũng chia sẻ về sự chỉn chu trong văn hoá trà đạo Nhật Bản. Bà cho biết: "Trong trà đạo có bốn từ, đó là Hòa – Kính – Thanh – Tịnh và 7 điều dạy được truyền từ trà sư từ 400 năm trước. Những điều như mình cần pha trà ngon cho khách, hòa đồng tôn trọng với mọi người, luôn đúng hẹn, những điều tưởng chừng vô cùng hiển nhiên nhưng đều được dạy trong trà đạo."

Trà đạo được xem là một trong ba nghệ thuật cổ điển thuộc tinh hoa của người Nhật. Để có thể thực hiện thành thạo nghệ thuật trà đạo, người học sẽ phải mất nhiều năm luyện tập, ngay cả các trà sư những người dành phần lớn của cuộc đời cho trà đạo cũng luôn phải trau dồi theo năm  tháng.

Nhiều người ưa thích văn hoá trà đạo Nhật Bản vì tinh thân Hoà - Kính - Thanh - Tịnh

Theo đó, chị Đinh Hải An, Hà Nội chia sẻ: "Tôi muốn trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, sau đó cảm thấy rất yêu thích, tinh thần hiếu khách của người chủ trà trong trà đạo giúp mình học được nhiều sự khiêm nhường, chỉn chu trong văn hóa người Nhật, tôi nghĩ đây sẽ là một nơi để tôi tu sửa tâm hồn, tinh thần của mình."

Đến với trà đạo, là đến với tinh thần Hòa – Kính – Thanh – Tịnh, những nguyên tắc này rất cần được áp dụng trong đời sống để từ đó mỗi người cùng tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính, tận hưởng cuộc sống thư thái, nhẹ nhàng hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới” là chủ đề của triển lãm ảnh được tổ chức tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong dịp nghỉ lễ này.

Tối 26/4, làng nghề Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên đã tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật vào danh sách các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội và khai mạc tuần văn hóa - thương mại - làng nghề gắn với lễ hội truyền thống Lệ Mật. Tới dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Hướng đến ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), nhiều họa sĩ đã dành nhiều tâm huyết sáng tác các bức tranh dự thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, do Cục Văn hóa cơ sở phát động từ ngày 24/10/2023.

Tại Hà Nội đang diễn ra triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" với sự tham gia của nhiều các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa.

Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức buổi ra mắt tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Hà Nội có trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, sự giàu có về văn hóa của Hà Nội vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng.