Nét văn hóa Nga giữa Hà Nội
Một nước Nga tươi đẹp luôn hiện hữu
Một nước Nga của bây giờ và một Liên Xô trong ký ức luôn gắn bó với hình ảnh cây sồi, hàng Bạch Dương, búp bê gỗ, lật đật… trong đó, chứa đựng sự tài hoa và tình cảm của con người Nga.
Matryoshka là một loại búp bê đặc trưng của Nga, gồm những con búp bê xếp lồng vào nhau với hai nửa có thể mở ra. Bên trong búp bê to có chứa búp bê nhỏ. Matryoshka hấp dẫn không chỉ nhờ các hình vẽ trang trí mà còn bởi việc khám phá số lượng búp bê con trong một Matryoshka to.
Búp bê gỗ Matryoshka, tuy mang vóc dáng một món đồ chơi của trẻ em nhưng ngày nay nó đã trở thành biểu tượng đẹp cho du lịch và văn hóa Nga.
Vượt qua ranh giới của một quốc gia, Matryoshka được cả thế giới đón nhận vì nó như cuộc đời của chính mỗi người trên hành tinh này.
Nét Nga giữa lòng Hà Nội
Có một thời, những món đồ lưu niệm, những kỷ vật đến từ nước Nga vẫn luôn được nhiều gia đình trân quý.
Đã là đồ Liên Xô thì rất chắc chắn, tuy hình thức, mẫu mã hơi thô nhưng bền theo kiểu nồi đồng cối đá, rất hợp với tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Những thương hiệu đồng hồ như Mayak, Yantar, rất quen thuộc với những người Việt đã sang Liên Xô; hay là máy ảnh Zenit, Máy hát chạy đĩa than của người Nga… Người Việt đón nhận đồ Liên Xô như một món quà may mắn.
Ngày nay, không khó để những ai còn mang những hoài niệm hay yêu nước Nga tìm thấy những góc nhỏ giữa Hà Nội, với những hình ảnh về một nước Nga thân thiết và những con người Nga đôn hậu. Bước vào đó ai cũng dễ có cảm giác choáng ngợp trước một không gian đậm chất Nga không lẫn vào đâu được.
Tại cửa hàng của Anh Đinh Tiến Phúc, cửa hàng Nga 49 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội, khách hàng có thể tìm thấy rất nhiều đồ Nga, từ những sản phẩm thực phẩm hàng ngày đặc trưng như bánh mì đen, phô mai dậy, trứng cá tầm đến những mặt hàng quà tặng khác; thậm chí chúng ta cũng có thể tìm thấy những vật dụng Nga đặc trưng mà người Việt Nam thường sử dụng hơn 30 năm về trước.
Kinh doanh các mặt hàng Nga hơn 30 năm nay, những ngày này, cửa hàng của anh Phúc cũng đã trang trí thêm một số điểm nhấn để chào đón sự kiện Tổng thống Putin đến Việt Nam.
Với những người yêu thích đồ ăn Nga sống ở Hà Nội, nhà hàng ẩm thực số 9 phố Phạm Sư Mạnh đã trở thành địa chỉ quen thuộc hơn 20 năm nay.
Một ngước Nga của bây giờ, và một Liên Xô trong ký ức luôn gắn bó với hình ảnh cây sồi, hàng Bạch Dương, Búp bê gỗ… Chúng ta có thể bất chợt gặp lại những điều than thương của đất nước anh em ở rất nhiều con phố, góc nhỏ giữa lòng Hà Nội.
Những giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Văn hóa Nga không chỉ thể hiện thông qua những đồ dùng, đồ lưu niệm mà còn qua điện ảnh, âm nhạc.
Nhạc Nga - Xô Viết vào Việt Nam từ đầu những năm cách mạng bằng những hành khúc rất sôi nổi đầy tính chiến đấu như: "Kachiusa", "Thời thanh niên sôi nổi", "Tổ quốc"; đặc biệt là những thế hệ thiếu nhi Việt Nam thập niên 80 lại hồn nhiên, say sưa ôm gấu Misa thân thương hát vang những bài hát tuổi thơ Nga như: "Nụ cười", "Hãy để mặt trời chiếu sáng", "Ở trường cô dạy em thế"... Các học sinh trung học hát vang trong những lễ hội dân các ca khúc: "Xiberi nở hoa", "Điệu nhảy trên trống", "Cuộc sống ơi ta mến yêu người"... Những giai điệu trẻ trung đã tạo nền cho đời sống tinh thần của các bạn trẻ một thời.
Nhưng có lẽ thấm đẫm nhất vẫn là những bản tình ca Nga. Mọi người đều nhớ giai điệu trữ tình của: "Cây thùy dương", "Chiều Moscow", "Đôi bờ", "Chiều hải cảng"... nghe giai điệu có thể hình dung ra những rừng bạch dương xôn xao trong gió lạnh, hàng thùy dương bên hồ nước trong veo hay bầu trời nước Nga xanh thẳm.
Tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua Ngọc Hồi - Văn Điển nhiều năm qua phải thi công dang dở do không có mặt bằng. Đến nay, với sự vào cuộc trách nhiệm của huyện Thanh Trì, vướng mắc đã được tháo gỡ.
Rất nhiều xe chở rác tập kết trên vỉa hè đường Võ Thị Sáu, đoạn trước cổng Công viên Tuổi trẻ thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng…
Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ khai mạc.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06 Nguyễn Doãn Toản làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06 tại thị xã Sơn Tây.
Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.
0