Nếu tịch thu tài sản Nga, Phương Tây cũng mất tài sản

Điện Kremlin ngày 22/3 cho biết Bộ phận pháp lý của các ngân hàng phương Tây hiểu rất rõ những hậu quả nếu Liên minh châu Âu (EU) tiến hành kế hoạch tịch thu tài sản của Nga.

Các nguồn tin cấp cao trong ngành cho biết một số ngân hàng phương Tây đang vận động hành lang chống lại đề xuất của EU về việc sử dụng hàng tỷ euro lợi nhuận thu được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine, vì lo ngại điều này có thể dẫn đến các vụ kiện tụng tốn kém.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov nói: "Chúng tôi đã nghe những tuyên bố từ Brussels rằng số tiền thu được từ tài sản của chúng tôi không thuộc về bất kỳ ai. Không phải vậy. Chúng thuộc về người nắm giữ tài sản, chủ sở hữu tài sản. Bộ phận pháp lý của bất kỳ ngân hàng nào cũng hiểu hậu quả thảm khốc của việc chiếm đoạt tài sản đối với ngân hàng, đối với toàn bộ đất nước và nền kinh tế châu Âu”.

Điện Kremlin trước đó cho biết Moscow đã có sẵn danh sách các tài sản của Mỹ và châu Âu để tịch thu trong trường hợp phương Tây quyết định tịch thu tài sản của Nga. Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga cho rằng phương Tây có thể mất tài sản và các khoản đầu tư trị giá ít nhất 288 tỷ USD, nếu tịch thu tài sản của Nga để giúp Ukraine tái thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ, với dân số hơn 1,4 tỷ người và dự báo sẽ đạt mốc 1,51 tỷ vào năm 2030, đang đối mặt với thách thức lớn khi tình trạng khan hiếm nước ngày càng gia tăng.

Công ty Amazon có kế hoạch ra mắt một bộ phận mới dành riêng cho các mặt hàng thời trang và phong cách sống giá rẻ, cho phép người bán Trung Quốc giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Mỹ.

Tình trạng cướp bóc có tổ chức gia tăng đang khiến công tác chuyển hàng viện trợ gặp nhiều khó khăn, làm tăng nguy cơ xảy ra nạn đói tại khu vực này.

Ba Lan và các nước vùng Baltic đã gửi thư kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phòng thủ ở biên giới của khối.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại sâu sắc trước các thông tin về âm mưu đảo chính quân sự ở Bolivia và kêu gọi bảo vệ trật tự hiến pháp ở quốc gia này.

Đoạn đường dài 18 km dưới đáy biển Baltic sẽ nối liền Đức và Đan Mạch, giúp thời gian đi lại rút ngắn từ 45 phút xuống 7 - 10 phút.