New York dừng thu phí tắc đường

Chính quyền thành phố New York, Mỹ, đã quyết định dừng vô thời hạn việc thu phí tắc đường đối với xe cộ đi vào khu thương mại trung tâm Manhattan, chỉ vài tuần trước khi quy định này có hiệu lực.

Kế hoạch thu phí tắc nghẽn ban đầu dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2021 nhưng chính phủ liên bang dưới thời Tổng thống Donald Trump đã không có động thái nào. Sau khi được ấn định lần 2 vào ngày 30/6/2024, một lần nữa kế hoạch này lại bị hủy bỏ.

Bà Kathy Hochul, Thống đốc New York, cho biết đạo luật này đã được ban hành cách đây 5 năm để đạt được hai mục tiêu thiết yếu là giảm lưu lượng giao thông và lượng khí thải ở New York, cung cấp nguồn vốn cho các khoản đầu tư rất cần thiết vào giao thông công cộng.

"Nó được ban hành trong thời kỳ trước đại dịch, khi người lao động làm việc 5 ngày một tuần, tội phạm ở mức thấp kỷ lục và du lịch ở mức cao kỷ lục. Tình hình đã thay đổi và chúng ta phải thích ứng với thực tế. Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đã đi đến quyết định khó khăn rằng việc triển khai hệ thống thu phí tắc nghẽn theo kế hoạch có nguy cơ gây ra quá nhiều hậu quả không lường trước được cho người dân New York. Vì vậy, tôi đã yêu cầu tạm dừng chương trình vô thời hạn", bà Kathy Hochul cho hay.

Bà Kathy Hochul, Thống đốc New York.

Kế hoạch thu phí tắc đường của thành phố New York được đề ra nhằm cung cấp kinh phí để cải thiện hệ thống giao thông công cộng ở trung tâm Manhattan và giải quyết tình trạng ùn tắc gây nhức nhối. Người lái xe sẽ phải trả phí 15 USD vào ban ngày và phí lên tới 36 USD cho xe tải và xe buýt lớn hơn.

New York hiện có 900.000 phương tiện đi vào Khu thương mại trung tâm Manhattan hàng ngày, khiến tốc độ di chuyển trung bình chỉ khoảng 11 km/giờ. Khoản phí này sẽ cắt giảm 17% lưu lượng giao thông và cải thiện chất lượng không khí cũng như tăng cường sử dụng phương tiện công cộng từ 1% đến 2%, đồng thời tạo ra 1 tỷ đến 1,5 tỷ USD mỗi năm và hỗ trợ khoản nợ 15 tỷ USD để cải thiện giao thông công cộng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cây cầu chính nối Hồng Kông với Ma Cao và Chu Hải ở Quảng Đông, đã mở cửa trở lại vào chiều ngày 6/9 bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Theo chuyên gia khí tượng Trung Quốc, do bão Yagi đang tiến đến vùng biển có nhiệt độ nước biển cao, độ gió đứt theo chiều dọc yếu, có lợi cho việc duy trì cấu trúc lõi ấm của cơn bão.

Khi gió và mưa lắng xuống, Hải Nam đã hạ cấp cảnh báo đối với bão Yagi và nhanh chóng triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn tỉnh. Trước đó, siêu bão Yagi đã tấn công tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc với mưa lớn và gió giật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.

Yulia Vavilova, cô gái xinh đẹp tóc vàng đi cùng nhà sáng lập Telegram Pavel Durov khi ông bị bắt tại sân bay Paris vào tháng trước, đã quay trở lại mạng xã hội, chia sẻ với những người theo dõi cô về “thông tin sai lệch”.

Siêu bão Yagi đổ bộ vào tỉnh đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc với mưa lớn và gió giật mạnh đã khiến ít nhất 2 người chết và 92 người bị thương.

Siêu bão Yagi đã đổ bộ vào đảo Hải Nam, Trung Quốc, mang theo những cơn gió mạnh và mưa lớn gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng, làm tê liệt tỉnh đảo du lịch được gọi là “Hawaii của Trung Quốc”.