Nga ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ vỡ đê
Những ngày gần đây, một loạt khu vực dọc theo dãy núi Ural và vùng Siberia của Nga, cũng như một số địa phương của nước láng giềng Kazakhstan, đã hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên.
Sông Ural bắt nguồn từ dãy Ural và chảy vào biển Caspi, hôm 5/4 đã dâng cao vài mét chỉ trong vài giờ do băng tan, làm vỡ đê ở thành phố Orsk (thuộc tỉnh Orenburg).
Sông Yelshanka chảy qua thành phố này cũng đã vỡ bờ chỉ một ngày sau đó, khiến hơn 6.100 người phải sơ tán, 15 trong số 40 trường học đã bị ngập. Truyền thông Nga dẫn lời nhà chức trách cho biết nước sông Samara ở thành phố Buzuluk (thuộc tỉnh Orenburg) cũng đang dâng cao nhanh chóng. Chính quyền đang triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người dân.
Ông Sergei Samin, quan chức tỉnh Orenburg, cho biết: “tình hình lũ lụt vẫn nghiêm trọng. Nước đang về và những ngày tới mực nước sẽ tiếp tục dâng cao, sẽ có tình trạng mất điện. Điều này đồng nghĩa người dân sẽ tiếp tục phải sơ tán ngay lập tức".
Chính quyền thành phố Orsk, nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đã triển khai 12 trung tâm lưu trú tạm thời với sức chứa 13.000 dân. Một đường dây nóng được thành lập và hoạt động suốt ngày đêm ở tỉnh Orenburg. Người dân trong khu vực có thể nhận được mọi thông tin kịp thời về tình hình lũ lụt khi gọi đến đường dây này.
Trước đó, Ủy ban Điều tra Orenburg đã khởi tố hình sự vụ vỡ đập này. Viện Công tố tỉnh Orenburg cho biết đập Orsk mới được xây dựng hồi năm 2014, bị vỡ có thể do không được bảo dưỡng đầy đủ.
Kazakhstan, nước có đường biên giới cách vị trí đập vỡ không xa cũng đang rất lo ngại trước tình hình tại Orsk. Bộ Tình trạng khẩn cấp Kazakhstan thông tin rằng cơ quan này đã sơ tán hơn 63.000 người chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt. 10 vùng của nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Theo các dự báo, tình trạng ngập lụt ở tỉnh Orenburg, Nga, sẽ lên đến đỉnh điểm trong những ngày tới và tình hình sẽ ổn định sau ngày 20/4.
Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.
Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.
Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.
Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.
Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".
0