Nga hủy thỏa thuận an toàn hàng hải với Ukraine
Đây là một động thái quan trọng trong bối cảnh cuộc xung đột tại nước này xuất hiện những diễn biến mới liên quan tới các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ nhằm chấm dứt chiến sự.
Thỏa thuận giữa Nga và Ukraine được ký vào năm 2012, nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và bảo vệ môi trường biển ở biển Azov và eo biển Kerch. Thỏa thuận yêu cầu hai bên thông báo về các mối nguy hiểm hàng hải và có quyền áp dụng các biện pháp đối với tàu thuyền của bên kia, như cấm tàu rời cảng nếu cần thiết.
Với quyết định mới này, Nga thông báo rằng, thỏa thuận trên sẽ không còn hiệu lực và Bộ Ngoại giao Nga sẽ thông báo cho Ukraine về việc chấm dứt thỏa thuận. Việc chấm dứt thỏa thuận này được cho là có thể làm tình hình khu vực thêm căng thẳng, đặc biệt khi cuộc xung đột giữa hai nước đang tiếp tục leo thang.
Biển Azov, nằm giữa Đông Nam Ukraine và Tây Nam Nga, có vai trò quan trọng về giao thương và an ninh. Vào ngày 5/2, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng phòng không đã phá hủy 5 máy bay không người lái của Ukraine trên biển Azov.


Khu vực biên giới Israel – Liban tiếp tục nóng trở lại trong ngày 22/3, khi quân đội Israel và lực lượng Hezbollah mở lại các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào nhau.
Những diễn biến mới ở quốc tế có thể vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Ấn Độ khi mua tiêm kích F-35.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản nhằm tìm kiếm tiếng nói chung về các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky “về cơ bản đã chấp nhận” việc Ukraine sẽ không thể trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tỷ phú Elon Musk đã tham dự cuộc họp với các quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc vào ngày 21/3.
Moscow đã cáo buộc Kiev tấn công trạm đo khí đốt ở tỉnh Kursk, trong khi Ukraine bác bỏ thông tin này và cho rằng Nga đã tự dàn dựng vụ nổ.
0