Nga không dễ bị cô lập
Sau khi phương Tây áp đặt một loạt đòn trừng phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử hiện đại lên Nga vì cuộc chiến ở Ukraine, Nga đã xoay trục sang châu Á, đặc biệt là với Trung Quốc. Theo báo cáo mới của Tổ chức phi chính phủ Free Russia Foundation (Mỹ), quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã bùng nổ vào năm ngoái, trở thành “phao cứu sinh” cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của Nga và cho thấy giới hạn của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 9 năm ngoái đã tăng khoảng 27 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2021, lên mức 99 tỉ USD. Phần lớn mức tăng trưởng đó là do Nga tăng doanh số bán dầu thô. Khi các nước phương Tây hạn chế mua các sản phẩm năng lượng của Nga, Moscow đã bắt đầu chuyển sang bán cho Trung Quốc và các thị trường khác như Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, Nga cũng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hàng hóa của Trung Quốc. Trong giai đoạn trên, khoảng 36% lượng hàng nhập khẩu của Nga là từ Trung Quốc, tăng mạnh so với mức chỉ 21% trong cùng kỳ năm 2021.
Tại cuộc họp báo thường niên mới đây để tổng kết công tác ngoại giao Nga năm 2022, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định: quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế. “Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc đang ở mức tốt nhất trong lịch sử. Điều này đã được các nhà lãnh đạo của chúng tôi khẳng định", ông nói.
Về phần mình, Trung Quốc cũng khẳng định sẵn sàng tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược với Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết: “Trong năm 2023, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường liên lạc chiến lược và hợp tác thiết thực với Nga. Hai nước có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy dân chủ hóa các quan hệ quốc tế, xây dựng một trật tự quốc tế công bằng và bình đẳng hơn, thúc đẩy xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho toàn nhân loại”.
Ngoài Trung Quốc, Nga còn duy trì mối quan hệ với nhiều đối tác khác. Trong năm 2022, Ấn Độ là một trong những quốc gia không đồng ý “chơi theo luật” của phương Tây, không ủng hộ nỗ lực cô lập Nga; các cuộc tập trận chung liên tục diễn ra giữa Nga và Belarus, chuyến thăm mới đây của Chủ tịch Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin tới Iran, hay chuyến công du tới 4 quốc gia châu Phi trong tháng 1 vừa qua của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov là những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy không có lý do gì để các quốc gia đối tác của Nga phải từ bỏ những lợi ích mang lại từ mối quan hệ với một cường quốc, nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới, cũng như không dễ gì để phương Tây có thể cô lập Nga.
Công ty năng lượng Gazprom vẫn đang vận chuyển khí đốt tự nhiên tới châu Âu qua Ukraine ở mức bình thường, dù cắt đứt quan hệ với một trong những đối tác lâu năm nhất của mình là OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo.
Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu 2024.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Chris Wright, một nhà tài trợ chiến dịch và giám đốc điều hành công ty nhiên liệu hóa thạch làm Bộ trưởng năng lượng trong chính quyền sắp tới của ông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cuộc hội đàm với Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden về nhiều vấn đề, từ xung đột, thương mại, đến tội phạm mạng, Đài Loan (Trung quốc) và Nga.
Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã tới thăm Ukraine và có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Andrii Sybiha, trong đó hai bên nhất trí khởi động khuôn khổ đối thoại chính sách an ninh cấp cao với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao hai nước.
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nhiều vấn đề từ xung đột, thương mại, đến tội phạm mạng, Đài Loan (Trung quốc) và Nga.
0