Nga muốn tạo ra ngành công nghiệp hàng không độc lập

Lệnh trừng phạt của phương Tây khiến ngành công nghiệp hàng không của Nga gặp tương đối nhiều khó khăn, tuy nhiên với vị thế của một trong những siêu cường, quốc gia này cũng đã hướng tới một chiến lược phát triển không bị phụ thuộc.

Ngành hàng không thế giới đang được thâu tóm bởi Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu, và tương lai là những phát triển mới của Trung Quốc như Comac C919. Tuy vậy, C919 của Comac chủ yếu vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu công nghệ phương Tây.

Nếu chính quyền Tổng thống Trump áp dụng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, ngành hàng không của họ sẽ bị ảnh hưởng do thiếu động cơ sản xuất trong nước.

Còn với Liên bang Nga, với nền tảng công nghệ riêng, không chỉ nỗ lực vượt qua áp lực trừng phạt mà còn cố gắng đảm bảo nền độc lập lâu dài. Hai mẫu máy bay MC-21 và SSJ-100 là những bước tiến hướng tới việc tạo ra một ngành hàng không bền vững và tự chủ hoàn toàn.

Tuy nhiên, trong tiến trình đó, ngành công nghiệp hàng không Nga đã bị trì trệ một thời gian khá dài. Ban đầu, việc cung cấp máy bay MC-21 cho các hãng hàng không Nga sẽ bắt đầu vào năm 2022, tuy nhiên các lệnh trừng phạt của phương Tây buộc Moskva phải đưa ra những điều chỉnh. Nguyên nhân xuất phát từ việc phải thay thế toàn bộ nhiều chi tiết và cụm lắp ráp, bao gồm cả vật liệu composite, dẫn đến thực tế là phải thử nghiệm và lấy chứng nhận mới từ đầu.

Báo chí Nga lưu ý rằng với đặc thù của ngành hàng không, mỗi thay đổi mới trên máy bay đều yêu cầu trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt, bao gồm hàng nghìn giờ bay thử nghiệm trên không.

Nếu như đối với MC-21, động cơ nội địa được thiết kế ngay từ đầu thì trên Superjet, đây là nhiệm vụ mới, gắn liền với thay thế một khối lượng lớn linh kiện nhập khẩu, hầu như toàn bộ.

Dẫu vậy, ngành công nghiệp hàng không Nga đặt mục tiêu sẽ tiến hành bay thử hai máy bay chở khách với động cơ hoàn toàn nội địa vào đầu năm sau. Đây đang là bước đi cuối cùng để Nga hướng đến tự chủ về hàng không dân dụng.

Các chuyến bay thử nghiệm dòng máy bay MC-21 với động cơ PD-14 sẽ được tiến hành vào tháng 3/2025. Hiện Nga đã sản xuất được 10 chiếc MC-21 và công suất toàn ngành có thể đạt 36 chiếc/năm sau ba năm nữa.

Cùng với MC-21, những máy bay chặng ngắn SSJ-100 lắp động cơ PD-8 cũng đang về đích. Dự kiến, sau năm 2030, Nga sẽ phát triển loại động cơ lực đẩy cao PD-35 dùng cho dòng máy bay thân rộng sản xuất trong nước. Theo đó, ngành hàng không Nga đang tiến hành nhiều dự án nghiên cứu và phát triển để tiến tới tự chủ cả về vật liệu.

Theo Bộ Công Thương Nga, đến năm 2030, các doanh nghiệp ngành hàng không đã khẳng định khả năng cung cấp gần 1.000 máy bay phục vụ nhu cầu hàng không dân dụng, đồng thời thay thế linh kiện nước ngoài bằng linh kiện của Nga và hiện đại hoá các cơ sở sản xuất cần thiết.

Ngành công nghiệp hàng không Nga kỳ vọng sẽ tái lập được thời kỳ hoàng kim Liên Xô, khi các máy bay chở khách nội địa thống trị mọi đường bay trong nước trong tương lai không xa. Không chỉ có vậy, Nga còn hướng tới việc xuất khẩu máy bay chở khách cho một số khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu đời với họ hàng chục năm qua, đặc biệt là khu vực châu Phi hay một vài nước Trung Đông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phiên bản facelift thứ hai của Range Rover Velar đã được ra mắt khách Việt với những thay đổi ở ngoại hình và nội thất, có cả lựa chọn hybrid.

Trong năm qua, rất nhiều liên minh của các hãng xe trước đây là đối thủ của nhau được thành lập, cùng hợp tác để phát triển các dòng xe mới trong tương lai. Mới đây, Hyundai và GM đã thảo luận về việc cùng phát triển các mẫu xe bán tải nhắm vào thị trường Mỹ Latinh.

Tình huống được camera ghi lại trên tuyến đường Lạc Long Quân, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh, cho thấy chiếc xe container đã chạy lấn hẳn sang phần đường ngược chiều để vượt hai xe phía trước, ép xe đang đi đúng làn phải nhường đường.

Hành vi đi xe đạp vào đường cấm, cao tốc sẽ là chủ đề Talk cabin tuần này. Để hiểu rõ hơn về chủ đề trên, mời quý vị cùng theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Duy Anh với anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun.

Công ty JiYue là một phần của sự hợp tác chiến lược giữa Baidu, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc và Geely, một nhà sản xuất ô tô toàn cầu, với định hướng phát triển các dòng xe điện thông minh được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).

Chuyến tàu hỏa “Kết nối di sản miền Trung” vừa được bình chọn Top 9 sản phẩm du lịch Huế năm 2024, ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Đường sắt Việt Nam trong việc đổi mới tư duy, sáng tạo, góp phần khẳng định vai trò của ngành đường sắt trong thời đại mới.