Nga 'né' các lệnh trừng phạt của phương Tây
Nhiều người nghĩ rằng áp giá trần lên dầu Nga là một thành công lớn. Tuy nhiên, theo dữ liệu mới đây của tờ The Economist, chính sách cấm và áp giá trần đối với dầu Nga được áp đặt hồi tháng 12/2022 đã không thể hạn chế doanh số bán dầu thô của Moscow. Trong 4 tuần đầu năm 2023, xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn đạt mức trung bình 3,7 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2022 và cao hơn bất kỳ giai đoạn 4 tuần nào của năm 2021.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hồi trung tuần tháng 1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Về những tổn thất có thể, đến nay chúng tôi chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp áp giá trần nào mà phương Tây áp đặt đối với dầu Nga trong tháng trước.”
Các nhà quan sát cho rằng để “né” các đòn trừng phạt từ phương Tây, Nga có thể đã sử dụng các đội tàu chở hàng không phụ thuộc vào dịch vụ bảo hiểm hoặc tài chính từ phương Tây, đồng thời thay đổi các đối tác trên thị trường dầu mỏ. Cụ thể, Nga đã dịch chuyển các giao dịch dầu của mình sang các thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước khu vực Trung Đông, các thị trường được cho là đã không áp dụng các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đề ra.
Ngoài ra, Moscow cũng có thể đã áp dụng chiêu “đổi thương hiệu dầu”. Theo đó, dầu hoặc các sản phẩm dầu từ Nga có thể được đưa bằng đường biển đến một quốc gia khác, trộn lẫn tại cảng đó với dầu hoặc các sản phẩm dầu từ một nước thứ ba hoặc một số quốc gia rồi sau đó bán lại hỗn hợp này, khi đó chúng không còn là dầu của Nga nữa.
Theo cơ quan thống kê Châu Âu Eurostat, từ tháng 3 đến tháng 11/2022, nhập khẩu sản phẩm dầu từ Trung Quốc sang EU đã tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước, lên 1,6 triệu tấn; từ Ấn Độ tăng 14% - lên tới 4,25 triệu tấn, từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng 6% - lên tới 1,5 triệu tấn. Ngoài ra, nhập khẩu sản phẩm xăng dầu từ Singapore tăng gần gấp 3 lần - lên 1,6 triệu tấn.
Hãng tin Bloomberg gọi Singapore là trung tâm tái xuất dầu và các sản phẩm dầu của Nga thông qua việc trộn chúng với các loại dầu khác. Theo các nhà phân tích, xu hướng này sẽ còn tiếp tục. Nga sẽ gửi nhiều dầu hơn tới Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và Châu Phi, còn Châu Âu sẽ tăng nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ từ Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Trung Đông và Mỹ.
Đó cũng là lý do tại sao các chuyên gia phân tích năng lượng tại FGE không nhận thấy kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dầu của Nga sẽ giảm vào năm 2023. Còn EU có lẽ cũng đã nhận ra lỗ hổng cùng “thế khó” do chính sách trừng phạt của mình, khi chỉ 2 ngày sau khi lệnh cấm vận mới có hiệu lực, đã công bố những điều chỉnh, loại trừ hai loại sản phẩm từ dầu mỏ Nga ra khỏi giá trần, bao gồm sản phẩm dầu của Nga được xử lý ở nước thứ ba bằng cách trộn với một sản phẩm có nguồn gốc từ một quốc gia khác và sản phẩm dầu mỏ của Nga đã được chuyển đổi đáng kể ở nước thứ ba.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.
Tổng cục Thuế cho biết cơ quan thuế đã thu hồi gần 4.300 tỷ đồng của 6.500 người nợ thuế qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh.
Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
0