Nga sẽ cung cấp khí đốt cho châu Âu sau năm 2024

Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết Nga sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine sau khi thỏa thuận trung chuyển hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024.

Truyền thông Nga dẫn lời ông Alexander Novak cho biết quá trình vận chuyển khí đốt trong tương lai phụ thuộc vào việc Ukraine có muốn tiếp tục thỏa thuận hay không.

Thỏa thuận có thời hiệu 5 năm này là thỏa thuận thương mại và chính trị duy nhất còn lại giữa Nga và Ukraine.

Đường ống dẫn khí đốt của tập đoàn Gazprom tại vùng Amur (Nga). Ảnh: Reuters

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu đã giảm mạnh sau khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra năm 2022. Tuy nhiên chính phủ Ukraine cho biết nước này không có kế hoạch gia hạn thỏa thuận hay ký một thỏa thuận khác.

Hãng tin Reuters của Anh hồi tháng trước dẫn một nguồn tin cho biết Liên minh châu Âu đã liên hệ với Azerbaijan nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt tiếp tục qua Ukraine sau khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine kết thúc trong năm nay.

Trong khi EU đã cắt giảm phần lớn lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, một số nước Trung Âu vẫn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga đi qua Ukraine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hamas đã chấp nhận đề xuất của Mỹ để bắt đầu các cuộc đàm phán về việc thả con tin Israel bao gồm cả binh lính và nam giới, 16 ngày sau giai đoạn đầu của thỏa thuận nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza.

Ngày 5/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rõ ràng về việc tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ hai, đồng thời khẳng định mong muốn chiến thắng người tiền nhiệm Donald Trump trong cuộc tái đấu vào mùa thu này.

Ông Masoud Pezeshkian đã giành chiến thắng vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Iran, trở thành người kế nhiệm cố lãnh đạo Ebrahim Raisi.

Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố, đang cân nhắc các biện pháp nghiêm khắc đối với những bác sĩ tập sự tiếp tục từ chối trở lại làm việc.

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang có nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển của Indonesia. Nổi bật trong số đó là quá trình tẩy trắng rạn san hô.

Trung Quốc đang phải đối mặt với những đợt nắng nóng kéo dài hơn và mưa lớn thường xuyên, khó lường hơn do biến đổi khí hậu.