Nga sẽ đáp trả nếu Mỹ đưa tên lửa đến Đức

Nga tuyên bố việc Mỹ đưa tên lửa tầm xa đến Đức là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và Moscow sẽ đáp trả bằng biện pháp quân sự.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov phát biểu như vậy sau khi có thông tin Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tầm xa đến Đức từ năm 2026.

Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng quyết định triển khai vũ khí tầm xa là một mắt xích trong toàn bộ tiến trình làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với Nga.

Thứ trưởng Ryabkov cho biết Nga sẽ có phản ứng quân sự đáp trả mối đe dọa mới này một cách bình tĩnh và phù hợp.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: AFP.

Trước đó, hôm 10/7, Mỹ và Đức ra tuyên bố chung cho biết sẽ triển khai các hệ thống tấn công tầm xa ở Đức, bao gồm hệ thống SM-6 có tầm bắn 460 km, Tomahawk có tầm bắn 2.400 km, và cả vũ khí siêu thanh đang được phát triển tới Đức.

Tên lửa Tomahawk được phóng từ tàu tuần dương của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Các loại tên lửa này đều bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân Tầm trung (INF) năm 1988 giữa Mỹ với Liên Xô cũ. INF cấm các bên triển khai khí tài có tầm bắn 500 - 5.000 km.

Hồi năm 2019, Mỹ rút khỏi INF, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước, điều mà Điện Kremlin bác bỏ. Moscow sau đó cũng có động thái tương tự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas đã tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng trước để cảm ơn 124 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết đầu tiên của Palestine tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang sống trong tình cảnh nghèo cùng cực, với hơn một nửa trong số đó là trẻ em. Đây là đánh giá trong Báo cáo Chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI) do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Sáng kiến phát triển con người và nghèo đói Oxford (OPHI) công bố.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 17/10 đã cắt giảm lãi suất thêm 0,25%, đánh dấu lần thứ ba trong năm ECB đưa ra quyết định này.

Một tòa án tại Bangladesh vừa phát lệnh truy nã bà Sheikh Hasina - cựu Thủ tướng bị lật đổ hồi tháng 8, với cáo buộc về "tội ác chống lại loài người".

Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trình bày "Kế hoạch chiến thắng" trước Quốc hội nước này, cả Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga đã lên tiếng về kế hoạch này của Ukraine.

Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên với 6 quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nhằm cùng lên tiếng kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột và ngăn chặn chiều hướng leo thang căng thẳng ở Trung Đông.