Nga thay đổi chiến thuật tấn công hạ tầng năng lượng Ukraine
Nga thay đổi chiến thuật tấn công tại Ukraine
Từ cuối tháng 3 tới nay, Nga đã đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Mới đây nhất, vào đêm 10/4, Nga đã phát động cuộc tấn công lớn bằng tên lửa và máy bay không người lái vào hạ tầng năng lượng Ukraine, phá hủy hoàn toàn nhà máy điện Trypilska, cơ sở năng lượng lớn nhất gần Thủ đô Kiev, đồng thời gây thiệt hại cho những cơ sở khác ở tỉnh Odessa, Kharkov, Zaporizhzhia và Lviv. Theo giới chức Ukraine, hàng chục nghìn ngôi nhà đã bị mất điện sau các cuộc tấn công trong đêm của Nga.
Các cuộc tấn công rất nghiêm trọng đã một lần nữa phá hủy hệ thống năng lượng. Một nhà máy nhiệt điện kết hợp ở vùng Kharkov cung cấp năng lượng cho thành phố Kharkov và một trạm biến áp đã bị tấn công, hiện đã ngừng hoạt động.
Ông Ihor Terekhov – Thị trưởng thành phố Kharcov.
Theo giới quan sát, Nga từng sử dụng chiến thuật tập kích hạ tầng năng lượng Ukraine trong mùa đông năm 2022 - 2023, song, các cuộc tấn công gần đây cho thấy Moscow đã thay đổi tính toán. Nếu như trong mùa đông đầu tiên, Nga nhắm vào mạng lưới phân phối điện của Ukraine thì các cuộc tấn công hiện tại nhằm phá hủy các nhà máy điện ở những khu vực không có hệ thống phòng thủ vững chắc, khiến nhà máy bị phá hủy hoàn toàn và việc khôi phục chúng trong thời gian ngắn là không thể.
Thay vì tập trung tấn công hệ thống truyền tải của Ukraine, Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng của chúng tôi. Thật không may, đối phương đã phát triển chiến thuật và sử dụng vũ khí có độ chính xác cao. Kết quả là hiệu quả hủy diệt tăng lên rất nhiều so với năm 2023.
Ông Maksym Timchenko - Giám đốc điều hành DTEK, công ty điện lực tư nhân lớn nhất Ukraine.
Nếu như trong hai năm đầu của cuộc xung đột, Nga bắn hàng loạt tên lửa nhằm vào các khu vực rộng lớn trong hệ thống năng lượng của Ukraine, thì giờ đây, các cuộc tấn công đang trở nên chính xác và tập trung hơn, với hàng chục tên lửa và máy bay không người lái cùng trút xuống một mục tiêu.
Bà Svitlana Grynchuk - Thứ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine, cho hay toàn bộ nỗ lực kéo dài cả năm trời của Ukraine để xây dựng lại và sửa chữa hệ thống năng lượng đã bị phá hủy chỉ trong vài ngày và trong một vài cuộc tấn công.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko ngày 8/4 thừa nhận các cuộc tấn công gần đây của Nga là đợt tập kích dữ dội nhất vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Kiev kể từ khi xung đột nổ ra, với 80% các nhà máy điện than và khí đốt và một nửa các nhà máy thủy điện của Ukraine đã bị Nga tấn công.
Cùng với cường độ và mục tiêu, thời gian Nga không kích hạ tầng năng lượng Ukraine cũng đã thay đổi. Nếu như trước đây, phần lớn các cuộc tấn công đều diễn ra vào mùa đông thì giờ đây, chúng được tiến hành vào mùa xuân ấm áp.
Có hai lý do khiến Nga đợi đến mùa xuân mới triển khai chiến lược mới. Thứ nhất, Nga cần thời gian để phát triển vũ khí và thu thập thông tin tình báo cần thiết để tiến hành các cuộc tấn công. Thứ hai, Nga có thể đã đợi cho đến khi các nhà máy điện của Ukraine ít được bảo vệ bởi lá chắn phòng không, trong bối cảnh các hệ thống phòng không ngày càng khan hiếm sau hai năm xung đột, và viện trợ từ Mỹ đã bị đình trệ trong nhiều tháng.
Phòng không Ukraine “đuối sức”
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết chiến dịch tấn công của Nga nhằm vào các cơ sở năng lượng của Ukraine là hành động đáp trả nỗ lực tấn công của Ukraine vào cơ sở hạ tầng năng lượng Nga thời gian gần đây, đồng thời nhằm mục đích phá hủy ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Trước các đợt tập kích của Nga, lưới phòng không bị “đuối sức” của Ukraine đã không thể chống đỡ, do hầu hết các hệ thống phòng không cao cấp được Mỹ và châu Âu chuyển giao cho Kiev trước đây đều đã bị phá hủy hoặc hết tên lửa đánh chặn. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây cảnh báo Kiev sẽ cạn tên lửa phòng không nếu Nga duy trì tốc độ và cường độ tấn công như hiện nay.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 12/4 cho rằng các đồng minh phương Tây đã “nhắm mắt làm ngơ” sau khi nhà máy điện lớn nhất vùng Kiev bị phá hủy trong cuộc tập kích của Nga. Ông cũng nhấn mạnh Ukraine đang thiếu hệ thống phòng không và chỉ các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp, cụ thể là hệ thống Patriot, mới cho phép nước này phòng thủ trước chiến dịch tấn công tăng cường từ Nga.
Chúng tôi không có hệ thống phòng không có thể so sánh được với Patriot. Tôi muốn nói rằng chúng tôi cần sự giúp đỡ từ các đối tác.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Ukraine hiện có ít nhất 3 khẩu đội Patriot được nhận vào năm 2023. Ngày 13/4, Đức tuyên bố sẽ chuyển giao bổ sung một hệ thống Patriot cho Ukraine.
Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky trước đây tuyên bố Kiev cần tới 25 hệ thống Patriot để bảo vệ hoàn toàn bầu trời Ukraine khỏi máy bay không người lái và tên lửa của Nga. Việc thuyết phục các quốc gia khác cung cấp Patriot cho Ukraine không phải điều dễ dàng.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm 11/4 đã loại trừ khả năng cung cấp tên lửa Patriot cho Ukraine, cho biết Warszawa đang bắt đầu triển khai những hệ thống này nhưng bản thân nước này cũng cần hệ thống phòng không.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận định phòng không Ukraine đuối sức đang dẫn đến chiến thắng chậm nhưng tự tin của Liên bang Nga trên khắp các mặt trận.
Thế bí khó gỡ của Ukraine trong việc tuyển quân
Khó khăn đối với Ukraine đang chồng chất. Sau cuộc phản công không thành công vào năm ngoái, Kiev đang thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực. Nhằm bổ sung tân binh tham gia các mặt trận trong bối cảnh thương vong ngày càng tăng và các cuộc tấn công của Nga dọc theo mặt trận phía Đông đang diễn ra như vũ bão, Quốc hội Ukraine mới đây đã thông qua dự luật “huy động tân binh” nhằm tuyển mộ hàng trăm nghìn “quân tiếp viện bổ sung”. Tuy nhiên, dự luật này đang vấp phải một số ý kiến trái chiều.
Sau hơn 2 năm nổ ra xung đột, Ukraine đang gặp khó khăn chồng chất trong nỗ lực tuyển quân ra tiền tuyến khi Nga có dân số đông gấp 3 lần nước này.
Đối phương đông hơn chúng tôi từ 7-10 lần. Chúng tôi thiếu nhân lực. Tôi yêu cầu Quốc hội hãy thông qua luật này. Chúng tôi rất cần nó. Chúng tôi đang phòng thủ đến hơi thở cuối cùng.
Ông Yuriy Sodol – Chỉ huy quân đội Ukraine ở khu vực miền Đông.
Theo Dự luật Huy động tân binh đã được Quốc hội Ukraine thông qua với đa số phiếu ủng hộ, những người thuộc diện tàn tật sau ngày 24/2/2022 (trừ binh sĩ) sẽ phải kiểm tra y tế lại để đánh giá mức độ thích hợp phục vụ trong quân đội. Nhân viên một số nhà máy bị loại khỏi diện được xét hoãn nhập ngũ.
Dự luật cũng loại bỏ quy định cho giải ngũ đối với binh sĩ sau 36 tháng phục vụ trong quân đội, bao gồm 18 tháng ở tiền tuyến, đồng thời đưa ra các hình phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ.
Trong bối cảnh khoảng một triệu người phục vụ trong quân đội Ukraine đang trong tình trạng mệt mỏi và kiệt sức khi phải chiến đấu suốt hai năm qua mà chưa được nghỉ ngơi, dự luật mới đang gây chia rẽ trong xã hội.
“Chúng tôi yêu cầu các điều khoản chính xác về thời hạn phục vụ”, “chồng tôi đã thực hiện nghĩa vụ được 26 tháng. Còn bao lâu nữa?”, “chúng tôi yêu cầu được xuất ngũ”, là những thông điệp được những người thân, gia đình các quân nhân Ukraine cầm trên tay, đứng bên ngoài Quốc hội Ukraine ở Thủ đô Kiev để phản đối Dự luật Huy động quân đội mới của nước này. Theo nhiều người Ukraine, quân đội cần bổ sung lực lượng nhưng những người đã phục vụ từ đầu năm 2022 cần phải được giải ngũ.
Các quân nhân của chúng tôi đang rất mệt mỏi. Họ đã chiến đấu suốt hai năm và không ai có ý định thay thế họ. Để việc luân chuyển diễn ra, những người mới đến phải biết họ sẽ phải chiến đấu trong thời gian bao lâu. Điều khoản huy động không xác định có nghĩa là phải chiến đấu mãi mãi. Như vậy thì sẽ không có ai gia nhập quân đội.
Cô Kateryna Kulibaba – người dân Ukraine.
Trên chiến trường, những người lính cũng bày tỏ sự cần thiết của việc giải ngũ.
Trên thực tế, tuyển tân binh đã đang là một vấn đề khiến giới chức Ukraine phải đau đầu, xuất phát từ nhiều nhược điểm trong cơ cấu dân số nước này.
Ukraine hiện còn rất ít nam thanh niên, nhất là nam giới khỏe mạnh dưới 30 tuổi - xương sống cho hầu hết các quân đội. Ukraine hiện phải cân bằng giữa nhu cầu cung cấp quân để đối phó với cuộc tiến công của Nga và nhu cầu gìn giữ dân số, tránh việc làm rỗng cả một thế hệ.
Tổng thống Ukraine Zelensky vào đầu tháng 4/2024 đã thực hiện các biện pháp được coi là khó khăn đối với quốc gia này, đó là hạ tuổi phải đi quân dịch từ 27 xuống 25. Việc Ukraine lưỡng lự khi hạ tuổi tòng quân phản ánh đặc trưng nhân khẩu học của nước này trong hơn một thế kỷ qua.
Trong những thập kỷ đầu tiên sau khi Liên Xô sụp đổ, kinh tế trì trệ đã khiến tỷ lệ sinh của Ukraine giảm mạnh. Hệ quả là, nhóm thanh niên được sinh ra từ thời đó, nay đã 18-27 tuổi, chiếm phần nhỏ trong dân số Ukraine. Tại quốc gia này, đàn ông ở độ tuổi 40 nhiều hơn gấp đôi so với thanh niên ở độ tuổi 20.
Trong bối cảnh ấy, việc Ukraine giảm tuổi gọi nhập ngũ xuống 25 có thể được coi là bước đi rủi ro, có thể ảnh hưởng tới tương lai dân số sau này của đất nước.
Theo thống kê của chính phủ, Ukraine có 467.000 nam giới ở độ tuổi 25 và 26. Tuy nhiên, không phải tất cả những người này đều đang sống trong nước vì một số đã ra nước ngoài, hoặc sống ở các khu vực mà Nga kiểm soát.
Những bước tiến mới của Nga trên chiến trường
Cách đây không lâu, tình hình ở Ukraine còn được miêu tả là bế tắc, nhưng hiện nay, các vị trí của Ukraine đang bị đe dọa nghiêm trọng dọc các khu vực trải dài trên tiền tuyến, trong khi quân đội Nga đang tiến công ổn định và có khả năng đạt được đột phá.
Theo kênh Military Summary, ngày 15/4, quân đội Nga đã đánh bật lực lượng Ukraine để giành quyền kiểm soát làng Semyonovka ở phía Tây Avdiivka và tiếp tục phát huy thành công ở phía Bắc thành phố, tiến tới Ocheretino.
Còn theo kênh Suriyakmaps, ở phía Tây thủ phủ Donetsk, quân đội Nga đã có những bước tiến lớn bên trong thành phố công nghiệp nhỏ Krasnogorivka. Họ đã chiếm các ngôi nhà nông thôn ở ngoại ô phía Đông Nam cho tới tận khu nghĩa trang. Ngoài ra, quân Nga còn tiến đến ga xe lửa và các tuyến đường phía Nam Zaliznychna, Lermontova và Vosmoho Bereznia.
Tại thành phố Chasov Yar thuộc tỉnh Donetsk, có tin quân Nga tiến sâu hơn vào vị trí của đối phương khi các nhóm xung kích, được hỗ trợ bởi xe bọc thép và máy bay, đã giành được chỗ đứng ở một số khu vực.
Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi trước đó thừa nhận Moscow đã tăng cường tấn công khu vực Donetsk trong một vài tuần qua, đồng thời nhận định tình hình dọc tiền tuyến đã “xấu đi đáng kể trong những ngày gần đây”. Theo ông Syrskyi, giới lãnh đạo quân sự Nga đang đặt mục tiêu giành quyền kiểm soát Chasov Yar trước ngày 9/5. Viện Nghiên cứu Chiến tranh ngày 13/4 đánh giá việc giành được Chasov Yar sẽ “cho phép lực lượng Nga nhắm mục tiêu vào các thành phố quan trọng về mặt chiến lược khác của Ukraine”.
Trong khi đó, báo cáo tối 15/4 của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, trong 24 giờ qua, 87 cuộc đụng độ đã được ghi nhận trên mặt trận. Các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi các đợt tấn công của Nga ở Liman, Bakhmut, Avdiivka, Novopavlovsk và Orekhov, trong khi Nga đã phóng 15 tên lửa, thực hiện 18 cuộc không kích và 29 cuộc tấn công từ hệ thống pháo - tên lửa phóng loạt.
Trước đà tiến quân của Nga, một nhóm binh sĩ thuộc binh đoàn Lê dương của Pháp mới đây đã xuất hiện ở thành phố Slavyansk, một trong hai thành trì lớn cuối cùng mà Ukraine còn kiểm soát ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine. Theo giới quan sát, Pháp có thể muốn hỗ trợ Ukraine tăng cường phòng thủ ở Slavyansk đề phòng Nga đạt bước tiến đột phá. Động thái này đánh dấu một bước leo thang lớn trong cuộc xung đột, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo sự hiện diện của binh sĩ phương Tây tại Ukraine có thể đẩy thế giới đến bờ vực Thế chiến 3.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
0