Nga và Pháp nói về vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram

Ngày 26/8, cả Người phát ngôn Điện Kremlin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều đã lần đầu tiên lên tiếng về vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram, tỷ phú người Nga Pavel Durov.

Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nói rằng phía Nga vẫn chưa biết người sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov bị Pháp cáo buộc tội gì khi bắt giữ tỷ phú này vào tối 24/8. Theo người phát ngôn Điện Kremlin, nên chờ tình hình trở nên rõ ràng hơn để xem chính xác là Pháp cáo buộc Pavel Durov về tội gì trước khi bình luận thêm.

Về phía Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đã phủ nhận việc bắt giữ nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram người Nga Pavel Durov mang động cơ chính trị, nhấn mạnh việc đưa ra phán quyết vụ án tùy thuộc vào các thẩm phán điều tra.

Tổng thống Emmanuel Macron viết trên bảng tin cá nhân của mình về vụ việc.

Một phát ngôn viên cảnh sát nói với hãng tin Reuters rằng tỷ phú Durov đang bị các cơ quan tội phạm mạng và gian lận quốc gia điều tra vì không hợp tác về tội phạm mạng và tài chính trên Telegram, đồng thời cho biết thêm là tỷ phú Durov vẫn đang bị giam giữ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/9, ở Liban xảy ra một loạt vụ nổ gây chấn động, nhắm vào hệ thống thông tin liên lạc được Hezbollah ưa chuộng. Những vụ nổ này không chỉ làm 9 người chết và hàng nghìn người bị thương, mà còn làm dấy lên nhiều câu hỏi về động thái tiếp theo từ cả Hezbollah và Israel.

Theo kế hoạch Thị trưởng London (Anh) vừa công bố, phố Oxford có thể sẽ trở thành phố đi bộ để thu hút nhiều người mua sắm hơn.

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu đã gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tại thủ đô Tehran vào thứ Ba (17/9), sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng.

Lấy động lực từ những trải nghiệm hoá trị của mẹ, một sinh viên người Ireland đã tạo ra một thiết bị làm mát da đầu di động dành cho bệnh nhân điều trị ung thư, với hy vọng giúp cho những bệnh nhân giữ được phần lớn mái tóc của mình.

Quyết định thắt chặt kiểm soát biên giới của Chính phủ Đức kể từ ngày 16/9 đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng bên phía biên giới nước láng giềng Ba Lan. Nhiều người dân Ba Lan đã bày tỏ không hài lòng với chính sách của Đức.

Điện Kremlin cho biết sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin nhằm đưa các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga trở thành đội quân có quy mô lớn thứ hai trên thế giới, nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng ở biên giới phía Tây cũng như tình hình bất ổn ở biên giới phía Đông nước này.