Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 19.000 tỷ đồng

Sau chuỗi phiên bơm ròng liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quay trở lại trạng thái hút ròng khi các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và tăng phát hành tín phiếu.

Trong phiên giao dịch ngày 12/2, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành gần 5.000 tỷ đồng tín phiếu, với lãi suất 4% cho 5 thành viên. Cùng thời gian trên, có 4.050 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, lượng hút ròng qua kênh này khoảng 950 tỷ đồng.

Trên kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá, nhà điều hành đã cho các thành viên vay tổng cộng hơn 16.653 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm. Tuy nhiên khối lượng đáo hạn lên tới 35.000 tỷ đồng. Do đó, tổng hút ròng qua kênh này lên tới 18.347 tỷ đồng. Như vậy, trên cả hai kênh, NHNN đã hút về 19.298 tỷ đồng.

Trong tháng 1, NHNN từng bơm ròng 67.500 tỷ đồng thông qua tín phiếu kho bạc và OMO để ổn định tỷ giá. Đặc biệt, trong tuần 20/1 - 24/1, NHNN từng bơm ròng cao kỷ lục khoảng 129.330 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn tín phiếu đáo hạn và gia tăng cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng miếng trong nước tiếp tục tăng thêm 2 triệu đồng/lượng vào sáng 18/4 và chinh phục đỉnh 120 triệu đồng/lượng bất chấp giá vàng thế giới giảm, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới 120 triệu đồng/lượng khiến người dân đổ xô đi mua vàng, sẵn sàng xếp hàng dài để không bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục leo thang. Vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư trong thời điểm giá vàng lập đỉnh kỷ lục này là gì?

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chính thức ra mắt Sách Trắng 2025, đưa ra những "trận chiến phải thắng" mà Việt Nam cần vượt qua nhằm tạo những đột phá trong tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Giá bán vàng miếng SJC chạm mức kỷ lục mới ở 120 triệu đồng/lượng trong phiên sáng 18/4.

Thời điểm trước, những sản phẩm hàng nhái của Trung Quốc được người bán thẳng thắn thừa nhận là hàng nhái ở cấp độ cao cấp hay sơ đẳng nhưng hiên tại, người bán nhận luôn là nhà gia công cho đối tác xa xỉ bên kia bán cầu. Vậy, câu chuyện này tạo ra bước ngoặt gì cho cuộc chiến thương mại trên toàn thế giới?

Gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế đắt giá nhất thế giới sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy.