Ngăn nỗi lo tăng lương kèm tăng giá

Đồng tình cao với đề xuất tăng lương cơ sở của Chính phủ, bên hành lang kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, các đại biểu quốc hội cũng mong muốn Chính phủ cần sớm có các giải pháp đồng bộ để không lặp lại câu chuyện tăng lương kèm tăng giá.

Thông tin Chính phủ đề xuất  điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) áp dụng từ ngày 1/7 tới đáp ứng được mong mỏi của những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Thực hiện nghị quyết số 27 Ban Chấp hành Trung ương Khóa 12, Chính phủ từng dự kiến sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo vị trí việc làm từ 1/7 tới. Theo các đại biểu, khi các điều kiện cần cho cải cách tiền lương chưa chín thì Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở là giải pháp trước mắt và hợp lý, đáp ứng được nhu cầu cải thiện đời sống của những người hưởng lương từ ngân sách. Và tăng 30% là mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

Ngăn giá hàng hóa tăng theo lương

Thực hiện nghị quyết số 27 Ban Chấp hành Trung ương Khóa 12, Chính phủ từng dự kiến sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo vị trí việc làm từ 1/7 tới. Theo các đại biểu, khi các điều kiện cần cho cải cách tiền lương chưa chín thì Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở là giải pháp trước mắt và hợp lý, đáp ứng được nhu cầu cải thiện đời sống của những người hưởng lương từ ngân sách. Và tăng 30% là mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

Đại biểu Phạm Văn Hoà - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: ''Tăng lương theo vị trí việc làm vẫn còn bất cập, còn những điều kiện cần và đủ để đáp ứng nhu cầu vị trí việc làm, theo tôi biết chính phủ đã thảo luận rất nhiều lần về vị trí việc làm, nhưng tới nay điều kiện cần và đủ và vẫn chưa có tính toán cụ thể nên chính phủ đề xuất quốc hội kỳ này là tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, tương đương 30%. Ngoài ra những người hưởng lương từ ngân sách như trợ cấp, hưu tăng 15% thì tôi cho kỳ này, đề xuất của Chính phủ rất hiệu quả, nhân văn.''

Theo ý kiến đa số các đại biểu, ngay sau thông tin tăng lương, Chính phủ cần có ngay những giải pháp để kiềm chế lạm phát, ngăn hàng hóa tăng theo lương. Bởi hiện tượng té nước theo mưa, tăng giá theo tăng lương là câu chuyện không hề mới. Mỗi đợt tăng lương, người lao động đều nửa mừng, nửa lo và mong muốn việc tăng lương sẽ thực chất cải thiện đời sống, giữ được ý nghĩa của việc tăng lương.

Tăng lương bao giờ giá hàng hóa cũng kéo theo tăng lên

Đại biểu Trần Đình Gia - Phó trưởng Đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho biết: ''Nếu tăng lương mà vẫn giữ được lạm phát ổn định, giá cả các mặt hàng không tăng thì đó là điều rất tốt. Nhưng nếu tăng lương mà giá cả vẫn tăng thì nó không đem lại lợi ích gì cho người thu nhập từ lương, thậm chí gây khó khăn cho đối tượng không có thu nhập từ lương, cho nên bên cạnh tăng lương, Chính phủ cần thực hiện thật tốt các biện pháp để kiểm soát lạm phát, giá cả không tăng. Đó mới là ý nghĩa của lần tăng lương lần này.''

Tuy nhiên, về lâu dài, theo các đại biểu, Chính phủ vẫn cần quyết tâm xây dựng lộ trình sớm cải cách tiền lương theo vị trí việc làm. Vì đây là cách tính lương khoa học, công bằng và tiệm cận với cách tính của nhiều quốc gia trên thế giới.

Các đại biểu quốc hội hy vọng, lần tăng lương cơ sở cao nhất từ trước tới nay sẽ tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần ổn định xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chế độ, chính sách trợ cấp, phụ cấp trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.