Ngành bảo hiểm hồi phục nhờ thay đổi phương thức tiếp cận

Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng của thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2023, nhưng nhờ những chỉ đạo kịp thời từ phía các cơ quan quản lý, cơ sở pháp lý hoàn thiện và nỗ lực từ chính các doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức tiếp cận, thị trường bảo hiểm đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Doanh nghiệp bảo hiểm kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2025.

Công ty bảo hiểm nhân thọ Sunlife Việt Nam - một trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu lớn nhất thị trường, đã tổ chức buổi nâng cao trải nghiệm khách hàng. Chị Đặng Thùy Linh, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết: “Tôi đã mua bảo hiểm nhân thọ tại Sunlife vì tôi nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm là bảo vệ sức khỏe chứ không phải nằm ở tiền lãi thu được. Đồng thời tôi cũng thấy chính sách chăm sóc khách hàng của công ty rất văn minh, lịch sự và hội nhập”.

Anh Nguyễn Hữu Quang, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: “Tôi tới đây để tham dự workshop với tinh thần trải nghiệm, nhưng sau khi được mọi người tư vấn về bảo hiểm, tôi sẽ về suy nghĩ thêm về nhu cầu của bản thân”.

Theo Sunlife Việt Nam, bản thân doanh nghiệp đã phải thay đổi phương thức tiếp cận để lấy lại lòng tin của khách hàng, kết hợp với việc cơ sở pháp lý đã dần hoàn thiện hơn giúp cho thị trường bảo hiểm có nhiều nét hồi phục tích cực.

Ông Lê Thanh Dương, Giám đốc PTKD kênh De La Sól, Sun Life Vietnam, cho biết: “Thị trường hồi phục phải đến từ niềm tin vào tiềm năng của ngành bảo hiểm vì thị phần vẫn còn nhiều. Cơ sở pháp lý dần được chính phủ hoàn thiện, đặc biệt là Thông tư hướng dẫn chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023. Bản thân doanh nghiệp đã phải thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng để củng cố lòng tin. Cụ thể là tổ chức các buổi workshop để gia tăng điểm chạm tới khách hàng trẻ, rút ngắn thời gian khách hàng cân nhắc”.

Trải qua cuộc khủng hoảng và thách thức lớn vào năm 2023, doanh số của lĩnh vực bảo hiểm cho tới nay đã ghi nhận nhiều điểm sáng dù chịu ảnh hưởng lớn từ cơn bão Yagi. Kết quả kinh doanh quý III/2024 của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy doanh thu phí bảo hiểm vẫn duy trì đa tăng trưởng ước đạt 58.541 tỷ đồng, tăng 12,79% so với cùng kỳ.

Ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho biết: “Những tháng cuối năm 2024, chúng tôi thấy những dấu hiệu tích cực hơn của thị trường vì các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động thay đổi rất là nhiều để đảm quy định mới của pháp luật cũng như là thay đổi chính bản thân mình để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng”.

Mặc dù còn khó khăn, nhưng sau hàng loạt chính sách “nắn” thị trường suốt thời gian qua, bảo hiểm nhân thọ đang thay đổi hướng đi một cách đúng đắn để bảo hiểm phát huy đúng giá trị nhân văn vốn có. Nhiều dự báo cho rằng ngành bảo hiểm sẽ hồi phục mạnh vào năm 2025 với mức tăng trưởng 12%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings - Mã: PVI) cho biết, năm 2024, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.