Ngành bảo hiểm lo ngại nguy cơ an ninh tại Olympic Paris

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa, Thế vận hội Olympics Paris 2024 sẽ khai mạc. Trước thềm sự kiện này, nhiều công ty bảo hiểm bày tỏ lo ngại về nguy cơ Thế vận hội bị gián đoạn vì các vụ tấn công vũ trang hoặc hình ảnh giả mạo do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, dẫn đến việc hủy bỏ sự kiện và gây tổn thất tiền bồi thường.

Lo ngại của các công ty bảo hiểm là có nguyên do. Trước đó, họ đã từng phải chịu thiệt hại khi Thế vận hội Tokyo 2020 bị hoãn lại một năm do đại dịch COVID-19.

Đến thế vận hội lần này, dù dịch bệnh đã qua đi, nhưng những căng thẳng an ninh gia tăng do các cuộc xung đột Nga - Ukraine và Hamas - Israel, cùng với một loạt các cuộc bầu cử trong năm nay, bao gồm ở cả nước chủ nhà Pháp, những yếu tố này đều đang tiềm ẩn về nguy cơ xảy ra các hành động bạo lực mang động cơ chính trị tại các sự kiện lớn toàn cầu.

Ngành bảo hiểm lo ngại nguy cơ an ninh tại Olympic Paris

Vì thế, hồi tháng trước, các công ty bảo hiểm đã gặp gỡ giới chức Ủy ban Olympics (IOC) tại Paris để thảo luận về các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

IOC nhấn mạnh đang thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra các sự kiện bất ngờ ảnh hưởng tiêu cực đến Thế vận hội.

Theo kế hoạch, thế vận hội Paris sẽ diễn ra từ ngày 26/7 đến 11/8, trong khi Paralympic diễn ra từ 28/8 đến 8/9.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết cơ quan quản lý sử dụng khoảng 9,7 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn xăng dầu trong quý II năm nay và trích lập vào quỹ này gần 29,3 tỷ.

Giá vàng nhẫn trơn trong nước lên vùng đỉnh 83,3 triệu đồng/lượng, bất chấp giá quốc tế biến động lên xuống trong vài ngày gần đây, chưa xác lập xu hướng rõ rệt.

Hầu hết các nền tảng du lịch trực tuyến ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của du lịch, trong đó giao thông thuận lợi là yếu tố quan trọng kích cầu du lịch và mua sắm.

Giám đốc điều hành Tập đoàn công nghệ Meta, ông Mark Zuckerberg, đã vượt qua ông Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, với cán cân thương mại thặng dư 20,79 tỷ USD.

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) sẽ đạt 4,2% vào năm 2024 và tăng nhẹ lên mức 4,4% vào năm 2025.