Ngành dệt may đa dạng hóa thị trường và mặt hàng

Mặc dù có dấu hiệu dần phục hồi nhưng chuỗi cung ứng còn rủi ro, chi phí đầu vào tăng đã khiến cho ngành dệt may tiếp tục phải đối mặt với thách thức trong năm 2024. Chính vì vậy, nỗ lực giảm dần sự phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu lớn, khai thác thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm vẫn tiếp tục là giải pháp cho xuất khẩu may mặc trong thời gian tới.

Trong khi các thị trường chính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều sụt giảm mạnh, thì Công ty May 10 đã liên tục có những giải pháp xoay chuyển ứng phó với tình hình. Đa dạng sản phẩm, chấp nhận đơn hàng từ khó đến nhỏ nhỏ từ các đối tác mới và điều cực kỳ quan trọng là khai thác các thị trường xưa nay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về xuất khẩu hàng may mặc là cách đã giúp công ty vượt qua khó khăn.

Chưa năm nào Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang nhiều thị trường như năm nay, tới 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây chính là bài học, giải pháp tháo gỡ nút thắt cho năm 2024.

Thời gian tới, ngành dệt may không chỉ đối mặt với khó khăn về đơn hàng, mà cùng với đó là các yêu cầu kỹ thuật chất lượng của sản phẩm từ các nhà nhập khẩu. Chính vì thế, tư duy sản xuất của các doanh nghiệp cũng sẽ phải thay đổi để đáp ứng.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 40,3 tỷ USD. Kết quả này là sự nỗ lực đa dạng hoá khách hàng, thị trường và mặt hàng. Đây chính là bước tiến cho việc dệt may Việt Nam giảm phụ thuộc vào những thị trường lớn. Những thị trường trước đây không nhập khẩu dệt may Việt Nam thì nay đã nhập, như thị trường châu Phi, Nga, thị trường Đạo hồi… Điều này càng khẳng định vị thế của dệt may Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.

Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.