Ngành du lịch tận dụng công nghệ để thu hút khách hàng

Ứng dụng công nghệ giúp ngành du lịch quảng bá hình ảnh, sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả tới du khách, tăng sức cạnh tranh cho điểm đến.

Du khách ngày càng thay đổi trong nhu cầu trải nghiệm theo hướng cá nhân hoá nhiều hơn. Do đó, đổi mới sáng tạo được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ là chìa khóa giúp cho ngành du lịch Việt Nam đáp ứng được một cách linh hoạt và nhanh chóng những thay đổi đó.

Công ty TNHH Dịch vụ lữ hành Chuyến đi Việt Nam đã ứng dụng công nghệ trong việc quảng bá sản phẩm du lịch của mình ngay từ khi mới thành lập. Theo đại diện công ty, việc đưa công nghệ vào du lịch giúp giảm chi phí, cải thiện dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và mang lại nhiều tiện ích, trải nghiệm mới cho khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong việc quảng bá sản phẩm du lịch của mình ngay từ khi mới thành lập

Bà Trần Linh Phương, Công ty TNHH Dịch vụ lữ hành Chuyến đi Việt Nam, cho biết: ''Về mặt nội bộ, chúng tôi ứng dụng công nghệ vào triển khai áp dụng vận hành và khai thác cũng như quản lý các số liệu, các data kể từ khi khách hàng có nhu cầu cho đến khi khách hàng kết thúc trải nghiệm tour và sau đó là quá trình chăm sóc khách hàng sau bán. Còn đối với việc áp dụng công nghệ vào chăm sóc khách hàng trực tiếp, chúng tôi giúp khách dễ hình dung trong việc chọn tour, chọn dải giá...''.

Ứng dụng công nghệ số cho phép du khách cảm nhận về điểm đến du lịch chi tiết hơn.

Theo các chuyên gia, quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch phải được xem cuộc cách mạng về mặt tư duy. Khi các công nghệ số phát triển, ngành du lịch có thể giúp cho khách hàng mở rộng sự trải nghiệm của mình bằng cách thông qua các ứng dụng công nghệ số, du khách cảm nhận về điểm đến du lịch chi tiết hơn. Từ đó, thu hút khách hàng quyết định chi tiêu cho du lịch cũng như giảm chi phí họ phải bỏ ra khi chưa có kinh nghiệm tại điểm du lịch mới.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch biết được nhu cầu của du khách về thói quen đi lại, địa điểm yêu thích, sở thích du lịch và một số đặc điểm, hành vi tìm kiếm trên mạng khác.

Từ đó, các công ty có thể đưa ra chương trình du lịch được thiết kế cá nhân hoá cho du khách và khai thác khách hàng tiềm năng qua thông tin mà họ quan tâm.

Tuy nhiên, trình độ công nghệ của Việt Nam còn đi sau nhiều so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu, đầu tư từ khu vực tư nhân cũng như nhà nước để các sản phẩm công nghệ ứng dụng cho du lịch đi vào chiều sâu, thực sự tạo ra sự thay đổi trong hoạt động du lịch, góp phần đạt mục tiêu phát triển du lịch thông minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.