Ngành F&B Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng 9,6%
Theo "Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam 2024", tính đến hết năm 2024, số lượng cửa hàng F&B tại Việt Nam ước tính đạt 323.010 cửa hàng, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu năm 2024 đạt khoảng 688.800 tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2023.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của gần 4.500 thực khách, báo cáo chỉ ra chi tiêu của người dân không giảm, nhưng sẽ ưu tiên những lựa chọn có chất lượng tốt với mức giá phải chăng. Theo đó, xu hướng ăn ngoài vào cuối tuần đang trở nên rất phổ biến, đặc biệt là nhóm thỉnh thoảng và thường xuyên chiếm gần 70%.
Khác với xu hướng của hai năm sau đại dịch, 52,3% người Việt hiện ưu tiên chi tiêu dưới 35.000 đồng cho mỗi món đồ uống, thể hiện xu hướng tối ưu hóa ngân sách khi mua sắm. Xu hướng này sẽ được tiếp tục trong năm 2025, giúp ngành F&B tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khoảng 9,6%.


Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.
Đã đến lúc cần định nghĩa rõ về chức năng của nghề hoạch định tài chính cá nhân, qua đó giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình đầu tư.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
0