Ngành Nông nghiệp cần tìm giải pháp tiêu thụ nông sản
Đại biểu đặt vấn đề nhiều địa phương đang thực hiện thiếu đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng với quy hoạch đất đai.
Bà Nguyễn Thi Thu Nguyệt - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đặt câu hỏi: "Sự phát triển nền Nông nghiệp hiện nay manh mún, nhỏ lẻ và cũng có tình trạng của bà con tự phát trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng dẫn đến sự phát triển ngành Nông nghiệp thiếu bền vững. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những bất cập trên là trách nhiệm thuộc về ai và có những giải pháp nào để khắc phục?"
Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: "Đúng là quy hoạch nông nghiệp là khó trong thị trường, chúng ta không thể nào ấn định được quy hoạch trong nền kinh tế thị trường. Do đó giải pháp của Bộ Nông nghiệp chúng ta không thể làm tất cả ở nông sản mà chỉ làm chủ lực."
"Ở Tây Nguyên chúng tôi đã làm hội nghị kiểm điểm hai năm thực hiện nguyên liệu tập trung cho các ngành hàng chủ lực như cà phê, cao su. Chỉ khi nào chúng ta có vùng nguyên liệu tập trung với tiêu chuẩn nhất định có sự liên kết, tạo ra giá trị gia tăng từ chính sách khác thì chúng ta mới có vùng nguyên liệu tập trung để tiến dần xây dựng thương hiệu" Bộ trưởng cho biết thêm.
Các đại biểu đề nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm rõ các giải pháp về chính sách hỗ trợ, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Ông Phạm Hùng Thắng - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam: "Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ các giải pháp tham mưu cho Chính phủ để sớm có chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, mở rộng các thị trường mới cho nông sản Việt Nam trong thời gian tới?”
Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: "Tôi về Bình Lục, Hà Nam tôi càng thấy manh mún, thì trước khi nói đến chính sách tiêu thụ thì chính sách liên kết từ mảnh ruộng nhỏ thành mảnh ruộng lớn là vấn đề mà tôi đề nghị các địa phương cần quan tâm vì Bộ Nông nghiệp không thể làm hết được. Làm sao các địa phương liên kết đuợc thì mới phát triển được. Bộ chỉ là vai trò hoạch định chính sách. Những chính sách đều có nhưng là vấn đề thực thi ở địa phương"
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan việc phát triển các sản phẩm đặc trưng vùng miền cũng là một kênh để tiêu thụ những sản phẩm chế biến, tăng giá trị cho nông sản địa phương. Đến nay Việt Nam đã có hơn 13.000 sản phẩm OCOP. Nếu thực hiện tốt kênh này sẽ giải tỏa được áp lực thị trường, đồng thời tạo ra sinh kế, việc làm cho bà con nông dân.
Sau hai ngày chính thức mở cửa, bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới nằm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm sẽ tạm dừng đón khách tham quan từ ngày mùng 3 đến hết ngày mùng 5/11 để phục vụ công tác tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 là 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 104% dự toán năm và tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương vừa đưa ra cảnh báo người tiêu dùng về 3 rủi ro khi mua sắm các mặt hàng giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới chưa được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép.
Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của TP. Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu TP. Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc, gặp gỡ với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là điểm dừng chân đầy cảm xúc của nhiều người nước ngoài. Khi sinh sống và làm việc tại Hà Nội, họ đều dành cho thành phố này một tình cảm yêu mến đặc biệt.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
0