Ngành nông nghiệp thiếu nguồn nhân lực có trình độ

Nông nghiệp được coi là lợi thế quốc gia nhưng lại thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đáng nói là các ngành đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khó thu hút học sinh, sinh viên. Hệ lụy là các doanh nghiệp nông nghiệp rất khó tìm kiếm được nhân sự có trình độ theo nhu cầu tuyển dụng.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính riêng năm 2022, cả nước có hơn 521.000 sinh viên nhập học ở 25 lĩnh vực đào tạo. Trong đó, chỉ có 7.100 sinh viên nhập học khối ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản, thú y, chiếm tỷ lệ chưa tới 1,5%.

Ông Nguyễn Đức Hiển – Giám đốc Công ty cổ phần HRD Global chia sẻ: "Bây giờ công tác tuyển sinh của các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp hạn chế rất là nhiều, các trường cũng cần phải đổi mới, liên kết, đặc biệt là liên kết quốc tế".

Một số trường đại học cho biết, tuyển sinh vào các ngành học nông lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm. Sự suy giảm về số lượng người học không chỉ diễn ra ở đào tạo đại học mà còn cả giáo dục nghề nghiệp. Hệ lụy là hầu hết doanh nghiệp nông lâm nghiệp gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản.

Định hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.

Theo các chuyên gia, việc khó thu hút người học một phần liên quan đến xu hướng thoát ly nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Bộ Nông nghiệp cho rằng, đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cũng như các trường đào tạo, cần thay đổi cái nhìn về ngành nông nghiệp.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhấn mạnh, muốn nâng tầm nông nghiệp Việt phải bắt đầu từ nguồn nhân lực. Theo đó, lĩnh vực sản xuất này cần được nhận diện là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm cả các ngành khoa học công nghệ cao. Từ đó định hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thông tư 23 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã có điều chỉnh về quy mô các nhóm lớp với cấp học mầm non.

Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT về quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Để giúp doanh nghiệp tìm kiếm, đào tạo nhân tài từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trường Công nghệ - Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Ngày hội Kết nối doanh nghiệp - sinh viên trường Công nghệ 2024, tạo cơ hội cho sinh viên vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm.

Thông tin về Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả nước có 6.482 thí sinh dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.

Sáng 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ khai mạc cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.

Hội khuyến học Hà Nội vừa tổng kết công tác khuyến học và phong trào thi đua khen thưởng năm 2024.