Ngành nông nghiệp thiếu nguồn nhân lực có trình độ

Nông nghiệp được coi là lợi thế quốc gia nhưng lại thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đáng nói là các ngành đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khó thu hút học sinh, sinh viên. Hệ lụy là các doanh nghiệp nông nghiệp rất khó tìm kiếm được nhân sự có trình độ theo nhu cầu tuyển dụng.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính riêng năm 2022, cả nước có hơn 521.000 sinh viên nhập học ở 25 lĩnh vực đào tạo. Trong đó, chỉ có 7.100 sinh viên nhập học khối ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản, thú y, chiếm tỷ lệ chưa tới 1,5%.

Ông Nguyễn Đức Hiển – Giám đốc Công ty cổ phần HRD Global chia sẻ: "Bây giờ công tác tuyển sinh của các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp hạn chế rất là nhiều, các trường cũng cần phải đổi mới, liên kết, đặc biệt là liên kết quốc tế".

Một số trường đại học cho biết, tuyển sinh vào các ngành học nông lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm. Sự suy giảm về số lượng người học không chỉ diễn ra ở đào tạo đại học mà còn cả giáo dục nghề nghiệp. Hệ lụy là hầu hết doanh nghiệp nông lâm nghiệp gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản.

Định hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.

Theo các chuyên gia, việc khó thu hút người học một phần liên quan đến xu hướng thoát ly nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Bộ Nông nghiệp cho rằng, đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cũng như các trường đào tạo, cần thay đổi cái nhìn về ngành nông nghiệp.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhấn mạnh, muốn nâng tầm nông nghiệp Việt phải bắt đầu từ nguồn nhân lực. Theo đó, lĩnh vực sản xuất này cần được nhận diện là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm cả các ngành khoa học công nghệ cao. Từ đó định hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức Chương trình tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả; phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện và kỹ năng thoát hiểm khi có xảy ra các đám cháy cho các em học sinh huyện Gia Lâm.

Sáng 17/11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình tuyên dương các Hiệu trưởng và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.

Trong không khí kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.

Trong không khí ấm áp, Trường THPT Lam Hồng - Sóc Sơn tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 25 năm thành lập và phát triển.