Ngành sản xuất rượu Pháp lo ngại Trung Quốc
Trong tuần trước, Trung Quốc đã bắt đầu áp đặt các hạn chế cứng rắn hơn đối với việc nhập khẩu rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, sau khi Brussels bỏ phiếu áp dụng thuế quan bổ sung đối với các nhà sản xuất xe điện có trụ sở tại Trung Quốc. Tuy nhiên, động thái mới của Trung Quốc hầu như sẽ chỉ ảnh hưởng đến Pháp, nước chiếm 99% lượng nhập khẩu rượu vang của Trung Quốc.
Người dân ở thị trấn Cognac, miền Tây nước Pháp, quê hương của loại rượu nổi tiếng cùng tên, cho biết động thái trên của Trung Quốc sẽ có tác động đến ngành rượu vang nước Pháp. Cô Nathalie, một người dân, cho rằng: “Tôi nghĩ khoản thuế này chắc chắn sẽ có tác động, nhưng chính xác là gì và như thế nào thì tôi chưa rõ. Tuy nhiên, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng”.
Liên minh các nhà sản xuất rượu Cognac của Pháp kêu gọi chính phủ phải làm nhiều hơn để tìm ra giải pháp. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng việc bán phá giá rượu mạnh của EU vào thị trường nước này “gây thiệt hại đáng kể” cho các nhà sản xuất trong nước.
Năm ngoái, doanh số xuất khẩu rượu mạnh của Pháp sang Trung Quốc đạt 1,7 tỷ USD. Các nhà sản xuất rượu mạnh nước này cho rằng doanh nghiệp và người tiêu dùng Pháp sẽ thiệt thòi nếu tranh chấp với Trung Quốc không được giải quyết.
Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
0