Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch vùng Đông Bắc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Trong không khí rộn ràng của ngày hội, hàng ngàn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Người dân địa phương và du khách được thưởng thức các làn điệu dân ca, các điệu múa sôi động say đắm lòng người; được đắm chìm trong không gian lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc qua phần thể hiện khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân. Các hoạt động trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa của các dân tộc được thể hiện tại ngày hội là minh chứng đậm nét về bản sắc văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc.

Bà Nguyễn Thị An Nương - Đoàn Thái Nguyên, chia sẻ: "Tất cả các dân tộc khi đến đây đều mang nét đặc trưng riêng, và cũng mong muốn qua nét đặc trưng đó sẽ giới thiệu và quảng bá hình ảnh của dân tộc mình đến với cộng đồng. Đồng thời mong được trải nghiệm văn hoá độc đáo của các dân tộc khác".

Sội động tại ngày hội là khu vực thi đấu thể thao của 8 tỉnh: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Giang và Tuyên Quang, với các môn thi thể thao kéo co, đẩy gậy, tung còn, đi cà kheo. Đây là các trò chơi dân gian lâu đời của các dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với các hoạt động văn hóa thể thao, 36 gian hàng tại khu trưng bày, triển lãm, đã đem đến màu sắc đặc trưng tại 8 tỉnh vùng Đông Bắc.

Bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc – Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch, cho biết: "Thông qua ngày hội, mong rằng các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên trở về sau ngày hội sẽ là những chủ thể văn hoá, truyền dạy lại cho các thế hệ trẻ tại địa phương mình trong công tác bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc mình".

Các hoạt động của ngày hội tạo ra một không gian văn hoá đặc biệt ý nghĩa để các chủ thể văn hoá, các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các dân tộc vùng Đông Bắc có cơ hội, điều kiện được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; tạo sự đoàn kết toàn dân tộc, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Đông Bắc. Qua đó góp phần giữ gìn, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng các dân tộc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong hai ngày tổ chức, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 đã thu hút rất nhiều khách tham dự chương trình “Phở số Hà Thành” - một sáng tạo độc đáo kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và công nghệ.

Cùng với làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh), làng nghề mộc Vạn An (xã Sơn Đông) của thị xã Sơn cũng đã vinh dự được UBND thành phố công nhận đạt danh hiệu Làng nghề Hà Nội.

Hôm nay 30/11, là đêm cuối cùng diễn ra Chương trình quảng bá du lịch "Đêm Trúc Bạch 2024" tại khu vực Trúc Bạch, quận Ba Đình. Không gian tái hiện với những chi tiết đậm chất hồn cốt của người dân Thủ đô đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm khu phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ.

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 và và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc vào tối 29/11, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2024 đang diễn ra đã khéo léo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Bên cạnh việc tôn vinh những món ăn truyền thống, giá trị tiếp nối của những làng nghề ẩm thực, Lễ hội còn giới thiệu những xu hướng ẩm thực mới, ứng dụng công nghệ vào chế biến, qua đó khẳng định vị thế của Hà Nội như một điểm đến ẩm thực hấp dẫn và năng động.