Ngày hội Văn hoá vì Hoà bình: Tái hiện chân thực khí thế hào hùng
Sáng 6/10, chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Hà Nội.
Chương trình hoành tráng với sự tham dự của 10.000 người đã tái hiện sinh động, chân thực khí thế hào hùng, thời khắc trọng đại của ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 cách đây 70 năm.
Chương trình có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Về phía lãnh đạo thành phố Hà Nội có Phó Bí thư thường trực Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Sỹ Thanh; Phó Bí thư thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Lan Hương cùng nhiều lãnh đạo thành phố tham dự. Dự chương trình còn có đại diện đại sứ quán các nước, cơ quan, tổ chức nước ngoài cùng đông đảo tầng lớp nhân dân trên cả nước và Thủ đô Hà Nội.
Chương trình do thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tại khu vực Tượng đài vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam, ngã tư Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Tràng Thi - Hàng Khay.
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban tổ chức nhấn mạnh Ngày hội Văn hóa vì hòa bình nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người.
Phát biểu tại sự kiện, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bày tỏ Hà Nội, với hơn 1.000 năm văn hóa và lịch sử, luôn thể hiện tinh thần kiên cường và tái sinh.
Sau phần lễ, các đại biểu, người dân được thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật, diễu hành với ba chương.
Chương 1 mang tên: Hà Nội - Ngày về chiến thắng, mở đầu là phóng sự tư liệu lịch sử thời khắc Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn quân tiên phong vào tiếp quản Thủ đô năm 1954.
Tiếp đến là màn biểu diễn kết hợp diễu hành tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng”, dàn kèn quân nhạc Bộ Công an trình diễn “Khải hoàn ca” chào đón đoàn quân trở về Giải phóng Thủ đô.
Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” đã mang tới những cảm xúc hùng tráng về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, khi Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng ngày 10/10/1954. Đó là khoảnh khắc không thể nào quên, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
Chương 2: Hà Nội, dòng chảy di sản. Mở đầu là màn trình diễn Trống hội Thăng Long do những người dân huyện Thanh Trì biểu diễn; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở (Hoài Đức); Múa rồng lân (Thanh Oai).
Tiếp đó là màn trình diễn giới thiệu tục thờ, lễ hội Tản viên Sơn Thánh. Dân gian có câu: “Nhất cao là núi Ba Vì, thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”. Tản Viên Sơn Thánh là vị thần núi Ba Vì - ngọn núi thiêng sừng sững giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tản Viên Sơn Thánh được tôn kính là vị đệ nhất phúc thần của nước Việt, đứng đầu trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh ở huyện Ba vì, lễ hội đình Tường Phiêu ở huyện Phúc Thọ, Lễ hội đền Và ở thị xã Sơn Tây, nghệ thuật hát Dô ở huyện Quốc Oai được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang được người dân gìn giữ và phát huy.
Chương trình tiếp nối với màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra ở làng Phù Đổng, khôi ngô, tuấn tú nhưng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, xin ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, Gióng về lại núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời thành vị thánh bất tử.
Năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận hội Gióng ở đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Màn trình diễn múa Ải Lao - quận Long Biên đem đến cho người xem những cảm nhận vô cùng mới mẻ. Hát múa Ải Lao làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, gắn liền với hội Gióng làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Điệu múa Ải Lao gồm hai điệu chính là múa hành lễ và múa nghi lễ. Điểm độc đáo của hát múa Ải Lao là ở nguyên tắc đổi vế trật tự câu thơ, láy từ, thêm các hư từ thành câu hát thể hiện giá trị nghệ thuật tạo nhịp điệu trong cách hát của người Việt. Năm 2016, Hát múa Ải Lao đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngay sau “Điệu múa Ải Lao” là màn trình diễn tái hiện Hội Gióng ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận hội Gióng ở đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội Gióng là Hội trận độc đáo vô nhị, lễ hội lớn nhất của Đồng bằng Bắc Bộ,.
Tiếp đến là các màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng của Thăng Long - Hà Nội.
Lễ hội Chử Đồng Tử mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng nghìn năm trước…
Sau màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử là màn giới thiệu về tín ngưỡng “Thờ Hai Bà Trưng”. Tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng - Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị nữ anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc - gắn với di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh và đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ cùng hai địa điểm tại quận Hai Bà Trưng là Di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân và Miếu thờ Hai Bà Trưng, phường Bạch Đằng.
Tiếp đó là màn diễu hành giới thiệu truyền thống thờ phụng “Thăng Long tứ trấn”. Trong chiếu dời đô, Đức vua Lý Thái Tổ nhận thấy thành Đại La -Thăng Long là “nơi ở vào trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam - Bắc - Đông - Tây, tiện nghi núi sông sau trước”. Địa thế nơi đây ắt sẽ mang lại thái bình và thịnh vượng.
Tiếp đó là màn giới thiệu tín ngưỡng “Thờ mẫu Việt Nam”. Tín ngưỡng thờ Mẫu, cùng nghi lễ và lễ hội, với những diễn xướng vô cùng độc đáo, thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống. Năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 1.000 ngôi đền thờ mẫu, tiêu biểu là di tích phủ Tây Hồ - quận Tây Hồ, đền Bà Kiệu - quận Hoàn Kiếm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.
Tiếp đến chương trình tái hiện hình ảnh Văn Miếu và các làng khoa bảng: Biểu tượng của Nguyên Khí Quốc gia. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trong hệ thống các di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển kể từ khi thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2010, UNESCO công nhận 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản Tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu.
Ca trù Hà Nội không chỉ là di sản văn hóa mà còn là niềm tự hào của người dân Thủ đô, đại diện cho sự thanh lịch và tinh tế trong nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, với các giáo phường danh tiếng.
Nối tiếp là phần diễu hành, giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian múa cổ “Giao long”, múa bồng, nghệ thuật “Chèo tàu Tổng Gối”; trình diễn và giới thiệu nghệ thuật múa rối, hát xẩm; giới thiệu di sản nghi thức và trò chơi kéo co được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; giới thiệu và trình diễn chiêng Mường...
Sau phần diễu hành và trình diễn diễn xướng dân gian là phần diễu hành khối làng nghề. Các đại biểu, người dân và du khách được xem phần trình diễn của các làng nghề: Làng nghề tranh dân gian Hàng Trống, tranh dân gian Kim Hoàng, làng thêu Quất Động, làng thêu Đông Cứu, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú Vinh, làng nghề sơn mài Hạ Thái, nghề tò he Xuân La, làng nghề quạt Chàng Sơn, làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng, làng nghề khảm trai thôn Ngọ, làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng, làng nghề điêu khắc Nhân Hiền...
Kho tàng di sản văn hóa - ẩm thực Hà thành không chỉ gắn với phong tục, tập quán, lễ hội từng làng, từng vùng, mà còn thể hiện lối sống, nết ăn, nết ở thanh lịch, hào hoa của người dân Thăng Long - Hà Nội. Góp vào bản đồ ẩm thực sinh động và phong phú của Thủ đô nghìn năm văn hiến, trong những không gian làng cổ, bao thế hệ trân trọng lưu giữ hương xưa vị cũ, như gìn giữ một phần hồn cốt của đất Kinh kỳ.
Tiếp theo là màn tái hiện Lễ ăn hỏi Hà Nội xưa. Với bề dày lịch sử, lễ ăn hỏi đã tạo nên truyền thống văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc. Lễ ăn hỏi Hà Nội phản ánh bối cảnh xã hội đương thời, thể hiện chân dung người Hà thành trong đời sống vật chất, góp phần làm nên tập tục giá trị của Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Tiếp đến là phần diễu hành của các làng hoa đã trở thành "thương hiệu" của Hà Nội. Hà Nội nổi tiếng là đất trồng hoa. Các làng hoa đã trở thành thương hiệu của Hà Nội như Mê Linh, Tây Tựu, Tây Hồ… Hình ảnh rực rỡ của các làng hoa Hà Nội đã khép lại chương 2 “Hà Nội - Dòng chảy di sản”. Hình ảnh này chính là thông điệp về sự kết nối giữa di sản của dân tộc và dòng chảy của nhịp sống đương đại, giữa nét đẹp truyền thống và sự năng động, thanh lịch của người Hà Nội hôm nay và mai sau.
Chương 3: Hà Nội, thành phố vì hoà bình - thành phố sáng tạo được mở đầu bằng ca khúc “Bài ca Hồ Chí Minh” do các ca sĩ Đông Hùng, Hoàng Hồng Ngọc, Rapper Ram C và hợp xướng nam biểu diễn. Tiếp theo là phần nghi thức trống đội do 124 thiếu nhi Thủ đô trình diễn.
Chương trình tiếp nối với màn diễu hành, trình diễn của các tổ chức chính trị, xã hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
Trong những thành tựu của Thủ đô những năm qua, luôn có sự đóng góp to lớn và rất quan trọng của Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức thành viên. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo được đúc kết, nhân rộng, đó là những đóng góp rất quan trọng trong kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.
Mở đầu là khối diễu hành và biểu diễn bài thể dục liên hoàn của Hội Người cao tuổi Thủ đô. Với phương châm “Tuổi cao - Gương sáng - Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển”, người cao tuổi Thủ đô đã phát huy vai trò nòng cốt, uy tín, kinh nghiệm của người cao tuổi trong xây dựng Đảng, chính quyền cũng như trong các phong trào thi đua ngày càng thực chất, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra.
Tiếp đó là màn trình diễn của khối diễu hành Hội Phụ nữ Thủ đô. Phụ nữ Hà Nội ngày càng khẳng định vị thế và có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.
Ngay sau đó là khối diễu hành, biểu dương lực lượng của Hội Cựu chiến binh Thủ đô. Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống cựu chiến binh Việt Nam “Trung thành - đoàn kết - gương mẫu - đổi mới”, Cựu chiến binh Thủ đô luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đi đầu, tham gia công tác xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào của Trung ương và thành phố.
Tiếp đó là khối diễu hành và biểu dương lực lượng của lực lượng công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô. Công đoàn thành phố đã xây dựng được trong lực lượng công nhân, viên chức, người lao động mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, thực chất với nhiều sáng tạo, trưởng thành vượt bậc trong chuyên môn và hoạt động, có nhiều giải pháp, cách làm hiệu quả, nhất là phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Ngay sau đó là phần diễu hành của lực lượng nông dân Thủ đô. Trong sự phát triển toàn diện của Thủ đô, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ ổn định an ninh, chính trị; có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phần trình diễn của lực lượng thanh niên Thủ đô cùng ca khúc "Hát vang lý tưởng tuổi trẻ". Thanh niên Thủ đô đang phát huy vai trò xung kích, tình nguyện với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần quan trọng trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Tiếp đến là phần trình diễn của khối diễu hành và lực lượng vận động viên Thủ đô. Từ nhiều năm nay, thể thao Hà Nội liên tục có những lớp vận động viên tài năng, đóng góp vào việc khẳng định vị thế hàng đầu cả nước của thể thao Hà Nội.
Phần diễu hành còn có sự tham gia của các bạn bè quốc tế. Là trung tâm giao lưu quốc tế, lượng du khách tham quan Hà Nội luôn tăng cao. Chính môi trường hòa bình, ổn định chính trị, người dân thân thiện mến khách nên ngày càng nhiều người nước ngoài chọn sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá Hà Nội còn rất nhiều dư địa phát triển. Từ “Thành phố vì hòa bình” đến “Thành phố sáng tạo” không chỉ đơn thuần là có thêm danh hiệu để tự hào mà còn là động lực để Thủ đô quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng đến sự phát triển bền vững.
Kết thúc chương trình diễu hành là phần trình diễn của 150 học sinh Thủ đô với ca khúc “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình”; ca sĩ Hoàng Hồng Ngọc, Đông Hùng cùng 270 học sinh Thủ đô, diễn viên trình diễn ca khúc “Xin chào Hà Nội của tương lai”.
Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương, tạo những xung lực đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Chile và quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Peru bước vào giai đoạn phát triển mới năng động, thực chất, hiệu quả hơn. Chuyến công tác đồng thời khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.
Chiều 7/11, tại Phủ Chủ tịch, Đảng bộ Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Lễ trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 với sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước CLMV và Tổng Thư ký ASEAN. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị.
Công an TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng 141 trong tình hình mới.
Chiều 7/11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa đấu tranh triệt xóa thành công đường dây mua bán trái phép vũ khí quân dụng xuyên quốc gia, bắt giữ, triệu tập 45 đối tượng, thu giữ 532 khẩu súng các loại, 36.824 viên đạn, 211,11 gam ma túy.
0