Ngày mai 10/8, xét xử Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh
Cáo trạng của cơ quan công tố cáo buộc ông Thản đã chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng công trình dự án CT6 Kiến Hưng vi phạm nghiêm trọng quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng sai phạm nghiêm trọng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quảng cáo gian dối về tính pháp lý của dự án để bán các căn hộ... Từ đó, VKS cáo buộc ông Thản đã bán 488 căn hộ cho 488 khách hàng (không được cấp sổ hồng), thu lời bất chính hơn 480 tỷ đồng.
Giấc mơ thành ác mộng
Dự án CT6 Kiến Hưng do do Công ty CP sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes (gọi tắt là Công ty Bemes), nơi ông Lê Thanh Thản giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, làm chủ đầu tư. Dự án khởi công vào năm 2010 và hoàn thành vào năm 2012.
Theo cơ quan tố tụng, quá trình xây dựng, tổ hợp chung cư CT6 Kiến Hưng có hàng loạt vi phạm về quy hoạch, xây dựng, thiết kế, thi công… Tuy nhiên, ông Lê Thanh Thản đã cho quảng cáo gian dối về tính pháp lý của dự án. Đặc biệt, Chủ đầu tư đã xây hẳn một toà nhà chung cư 32 tầng không nằm trong quy hoạch được phê duyệt.
Thời điểm đó, dự án này được đánh giá "hot", đã thành hình, tiến độ nhanh nên người dân xếp hàng chờ mua. Tại đây, ông Thản và chủ đầu tư cung cấp cho các khách hàng những văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thiết kế căn hộ và thiết kế công trình tuân thủ các quy định về xây dựng, giá bán căn hộ đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Rất nhiều khách hàng đã mua tòa nhà không có giấy tờ pháp lý mà không hề biết.
Mặt khác, chất lượng chung cư hoàn toàn trái ngược với những lời quảng cáo mà chủ đầu tư đưa ra, khi chung cư không đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy, tường xuống cấp, bong tróc nhưng cư dân không dám sửa chữa. Họ cũng không thể thực hiện giao dịch chuyển nhượng hay mua bán. Cư dân không được chấp thuận hộ khẩu đăng ký thường trú, thế hệ con cháu phải xin hộ khẩu ở quê, hoặc chấp nhận học trái tuyến, học trường tư thục ở xa, đắt đỏ.
Sự 'lừa dối khách hàng' của chủ đầu tư và trực tiếp của ông Lê Thanh Thản không chỉ vi phạm các quy định của pháp luật, mà còn đẩy hàng trăm hộ dân vào cảnh 'khóc dở, mếu dở', khi ở trong nhà của mình lại 'bị vô thừa nhận'. Giấc mơ có căn hộ tại Thủ đô nay đã trở thành một cơn 'ác mộng'.
Bằng thủ đọa 'lừa dối khách hàng', ông Thản đã bán được 488 căn hộ cho 488 khách hàng. Toàn bộ những căn hộ này không được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, còn gọi là "sổ đỏ", thu về số tiền bất chính lên tới hơn 480 tỷ đồng.
Ông Lê Thanh Thản sẽ đối diện với mức án nào?
Hành vi sai phạm của ông Lê Thanh Thản diễn ra từ năm 2010, trước thời điểm bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực, nhưng "đại gia điếu cày" vẫn được áp dụng luật mới để truy tố theo nguyên tắc có lợi.
Đáng chú ý, Viện KSND TP. Hà Nội xác định hành vi của ông Lê Thanh Thản phạm vào tội lừa dối khách hàng, quy định tại khoản 2 điều 162 bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tuy nhiên, căn cứ Nghị quyết số 41/2017 của Quốc hội, Viện Kiểm sát quyết định áp dụng điểm d khoản 2 điều 198 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để truy tố đối với ông Thản.
Tại khoản 2 điều 162 bộ luật Hình sự năm 1999 quy định người nào dùng thủ đoạn gian dối gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng, phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
Trong khi đó, điểm d khoản 2 điều 198 bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào sử dụng thủ đoạn gian dối để mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm.
Như vậy, khung hình phạt theo quy định tại bộ luật Hình sự năm 2015 là nhẹ hơn so với bộ luật Hình sự năm 1999.
Trong vụ án ông Lê Thanh Thản, việc vi phạm quy hoạch xảy ra từ năm 2010 - thời điểm bắt đầu tổ chức thi công. Đến tháng 7/2019, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Thản về tội lừa dối khách hàng.
Đối chiếu các quy định đã viện dẫn, sai phạm của ông Thản xảy ra trước ngày 1/1/2018, nhưng sau thời điểm này mới bị phát hiện, nên được áp dụng theo nguyên tắc có lợi nêu trong Nghị quyết 41/2017 của Quốc hội, bằng việc truy tố theo luật mới với khung hình phạt nhẹ hơn.
Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của sở sẽ chuyển đến số 2 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ vừa được Bộ Công an công bố, mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện hai thành phần. Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Hà Nội, sự cố sập nhà trên đường Quang Trung (phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây) đã được lường trước và đã di chuyển người và tài sản.
Giá vé đi tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) ở TP. HCM theo lượt có mức thấp nhất 7.000 đồng, cao nhất là 20.000 đồng.
Đổi mới công tác quản lý các Tạp chí Khoa học là một trong những nội dung nổi bật tại Hội thảo sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định 362 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng nay (5/11).
0