Ngày thơ Việt Nam tôn vinh khối đại đoàn kết dân tộc

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 với chủ đề Bản hòa âm đất nước sẽ diễn ra trong hai ngày 14 và 15 tháng Giêng tới đây tại Hoàng thành Thăng Long, sẽ mang đến công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca 54 dân tộc Việt Nam. Sáng ngày 16/2, Hội Nhà văn Việt Nam đã họp báo công bố những điểm mới của ngày thơ năm nay.

Từ ngày 14 tháng Giêng, công chúng có thể tham quan Nhà ký ức là nơi trưng bày hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu, trong đó có nhà thơ - Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đường thơ, các buổi giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm của các nhà thơ trẻ; các nhà thơ đã thành danh.

Sáng 16/2, Hội Nhà văn Việt Nam đã họp báo công bố những điểm mới của ngày thơ năm nay.

Ngày 15 tháng Giêng sẽ diễn ra những sự kiện chính của Ngày thơ gồm: Toạ đàm "Từ bản lĩnh đến bản sắc của nhà thơ" với sự tham gia của nhiều nhà thơ, học giả, nhà lý luận phê bình văn học về mối quan hệ giữa bản lĩnh và bản sắc của công việc sáng tạo thi ca.

Buổi tối là Đêm thơ với chủ đề "Bản hòa âm đất nước" với phần trình diễn và đọc thơ của các nhà thơ ở cả ba miền đất nước và các nhà thơ quốc tế. Những kiệt tác thi ca trong kho tàng văn học dân gian của đồng bào các dân tộc Việt Nam như "Bách điểu bách hoa" của dân tộc Tày; "Đẻ đất đẻ nước" của dân tộc Mường sẽ được trình diễn.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ: "Lần đầu tiên các đại diện cho vùng văn hóa khác biệt, tiếng nói thi ca của các dân tộc đã hội tụ tại Hoàng thành Thăng Long và họ cùng cất tiếng mang vẻ đẹp đặc trưng của dân tộc mình, hòa với nhau, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam với hơn 54 dân tộc anh em."

Chương trình Đêm thơ là sự kết hợp hài hòa, cân đối các yếu tố sân khấu hóa trong trình diễn thơ, sử dụng các hiệu ứng âm nhạc, diễn xướng, song song với việc duy trì lối đọc thơ truyền thống của các nhà thơ, hứa hẹn đem đến những tác phẩm thơ xuất sắc của các nhà thơ dân tộc tới khán giả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 đã chính thức khai mạc, mở ra cho du khách trong và ngoài nước một không gian văn hóa nghệ thuật mang đậm nét truyền thống. Thông qua tà áo dài, Lễ hội góp phần quảng bá và phát triển du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

Chương trình Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 đang diễn ra với nhiều sự kiện hấp dẫn. Đây không chỉ là nơi tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt qua tà áo dài truyền thống mà còn mang đến một không gian văn hóa độc đáo với các gian hàng trưng bày đầy sáng tạo.

Lễ trao giải thưởng và khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), vinh danh 33 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc và trưng bày 250 tác phẩm phục vụ công chúng thưởng lãm.

Sáng nay 5/10, ngày thứ 2 diễn ra Lễ hội Áo dài Du lịch 2024, chương trình nghệ thuật tổng hợp đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm di sản Hoàng Thành Thăng Long và một số tuyến phố phụ cận.

Công ty Cổ phần Bảo tàng cầu Long Biên, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Cầu Long Biên - cây cầu huyền thoại”, do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tối 4/10, chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo dài" đã diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội.