Ngày về Thủ đô
Lần gần đây nhất, cách đây gần 80 năm, Thủ đô Hà Nội tạm thời bị giặc Pháp chiếm đóng. Sau 8 năm kháng chiến gian khổ, bằng trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, quân dân ta buộc đội quân viễn chính Pháp đầu hàng, ký kết Hiệp định Giơnevơ, rút quân về nước, Thủ đô Hà Nội lại trở về ta.
Ngày về lại Thủ đô của Chính phủ Cụ Hồ và quân đội Việt Minh 70 năm trước mang một tâm thế khác, với những câu chuyện gợi những cảm xúc sâu lắng…
Cậu bé cầm cờ đón đoàn quân trở về
Có một Hà Nội đẹp nhưng đượm buồn trong những năm quân Pháp tạm chiếm Thủ đô. Ký ức ấy sau mấy chục năm vẫn được lưu giữ trong tâm trí người Hà Nội.
Một ngày đầu tháng 10/1954, dân phố cổ xôn xao khi biết tin quân Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội. Trong căn nhà nhỏ ở số 80 phố Hàng Đào, cậu bé Lê Bảo Tháp nhấp nhổm, háo hức chào đón các chú bộ đội trở về tiếp quản Thủ đô. Khi bóng quân Pháp mất hút, Tháp đã tuột khỏi bàn tay mẹ, leo lên nóc tầng 3 nhà mình, ngóng về phía hồ Hoàn Kiếm, nơi mà từ nhiều đêm trước, bố bế cậu lên đó, chỉ tay về phía xa và nói "Ngày mai các chú bộ đội sẽ xuất hiện từ ấy đấy".
Cái dáng nhỏ bé vắt vẻo trên ban công sân thượng tầng 3, Tháp là người đầu tiên trong nhà trông thấy các chú bộ đội, đều tăm tắp, hùng dũng tiến về. Cậu reo lên thật to rồi vụt chạy xuống đường. Đó cũng là lúc người Hàng Đào nghe thấy tiếng reo "Bộ đội về!" và ùa ra đường, tràn ngập trong hoa và nước mắt. Cậu bé 7 tuổi Lê Bảo Tháp lẫn trong biển người hân hoan đó.
12 năm sau ngày Giải phóng Thủ đô, chàng thanh niên Lê Bảo Tháp lên đường đánh Mỹ và mãi mãi nằm lại nơi chiến trường Quảng Trị.
Cậu bé Lê Bảo Tháp may mắn trở thành chứng nhân lịch sử khi Thủ đô giải phóng. Nhưng anh đã vĩnh viễn không bao giờ được nhìn thấy ngày toàn thắng, đất nước thống nhất, tổ quốc được độc lập.
Người nhạc sĩ hát giữa cờ hoa
"Qua tổ chức, từ sau ngày giải phóng Điện Biên, chúng tôi đã biết ngày giải phóng Thủ đô đã đến rất gần. Công tác đón đoàn quân chiến thắng trở về được thanh niên, học sinh Thủ đô chuẩn bị bí mật nhưng hết sức sôi nổi. Các đồng chí lãnh đạo thành đoàn lúc ấy đã đề nghị tôi sáng tác một ca khúc để chuẩn bị mừng ngày giải phóng” - cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ chia sẻ.
Thực hiện chỉ thị của cấp trên, cũng là khát khao của người nhạc sĩ trẻ muốn sáng tác một bài hát thật ý nghĩa về Ngày Giải phóng Thủ đô, Nguyễn Văn Quỳ ngày đêm suy nghĩ, trăn trở tìm tứ cho ca khúc mới. Chỉ sau vài ngày tìm ý tưởng, những nốt nhạc đầu tiên với nhịp điệu hành khúc đã hình thành trong ông: "Hà Nội ơi! Vui lên Hà Nội ơi! Qua tám năm sống nhục nhằn u buồn, ngày nay ta ra thoát vòng tăm tối…".
Bài hát sau đó nhanh chóng được phổ biến trong các nhóm thanh niên cứu quốc Thủ đô. Ban đầu được tổ chức học theo các nhóm nhỏ, rồi được nhân rộng cho các nhóm khác. Sau một thời gian, nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ đã tổ chức được một dàn đồng ca khoảng 200 người.
Tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, trong buổi sáng ngày 10/10/1954, dàn đồng ca của Thành đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội khoảng 200 người do cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ phụ trách đã hát vang những ca khúc cách mạng khi quân ta diễu hành qua các đường phố Hà Nội. Đặc biệt là bài hát "Hà Nội giải phóng", "Hoan hô quân đội giải phóng Thủ đô" do chính cố nhạc sĩ sáng tác.
Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại
Quãng thời gian 70 năm so với lịch sử hơn nghìn năm của Thủ đô là không dài, nhưng đây là giai đoạn rất đáng tự hào, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong suốt thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy sức mạnh đoàn kết, bản lĩnh, sáng tạo, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, cùng đất nước vượt qua nhiều chặng đường cam go, thử thách, vun đắp truyền thống văn hóa và anh hùng của Thăng Long để Hà Nội thêm tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh vinh quang.
Đảng bộ thành phố luôn thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo để đưa Thủ đô vững bước đi lên, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đảng bộ Hà Nội phải làm gương mẫu cho các đảng bộ khác".
Hà Nội hôm nay rộng lớn hơn về diện tích và dân số, vẫn tiếp tục là nơi tài hoa tụ hội, tiếp tục hội tụ và tỏa sáng, dòng chảy văn hóa Thăng Long vẫn không ngừng được bồi đắp. Hà Nội luôn mang trong mình khát vọng rồng bay từ nền tảng văn hiến nghìn năm, quyết tâm xây dựng tâm thế, tầm vóc mới của một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế.
Chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố; triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và tình hình triển khai thực hiện Kết luận số 96 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru, tại trụ sở Quốc hội ở Thủ đô Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru Eduardo Sanjuana.
Sáng 14/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Quận Hoàng Mai sẽ thu hồi 64.849m² đất thuộc 5 phường để xây dựng đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên nối tiếp từ Vành đai 2,5 đến Vành đai 3.
Những ngày vừa qua, cơn sốt mua vé đi dự concert tại một số chương trình âm nhạc tại Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Số vé bán ra có hạn khiến nhiều người ngậm ngùi không mua được vé và đã tìm đến các nguồn bán vé không chính thống, từ đó dẫn đến bị lừa đảo.
Liên tục trong ba ngày đêm, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an quận Hà Đông, TP. Hà Nội đã truy xét, bắt giữ thành công đối tượng gây ra vụ cướp giật táo tợn tại khu đô thị Văn Quán.
0