Nghề lái đò chở khách trên suối Yến

Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, quần thể chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) có nhiều công trình kiến trúc nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, phương tiện duy nhất để đưa du khách đi tham quan cũng chỉ có những chiếc đò nhỏ. Đầu xuân, vào mùa lễ hội là thời điểm những người lái đò ở chùa Hương bận rộn nhất trong năm.

Những người lái đò trên suối Yến hầu hết đều là dân gốc xã Hương Sơn, được học chèo đò từ nhỏ. Quanh năm mỗi người mỗi nghề, người làm xa, kẻ ở gần, nhưng cứ đến mùa lễ hội là tất cả đều gác lại mọi việc để về phục vụ người dân đi lễ. Ở xã Hương Sơn, không chỉ đàn ông chèo đò mà phụ nữ có sức vóc cũng sắm sửa đò đi chở khách.

Suối Yến dài 4km, lái đò phải mất 45 phút hoặc cả giờ mới đến nơi. Những ngày cao điểm, mỗi lái đò chở được 6 - 10 chuyến đò tùy sức khỏe.

Làm nghề lái đò chở khách trên suối Yến cũng giống như một hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ đưa khách đi đến nơi, về đến chốn an toàn, mà còn phải biết cách trò chuyện và chia sẻ những thông tin về di tích mà khách quan tâm.

Người lái đò chở khách trên suối Yến kiêm luôn cả công việc hướng dẫn viên.

Năm nay là năm đầu tiên những người lái đò ở chùa Hương được đưa vào Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương phục vụ du khách tham quan lễ Phật vận chuyển thuyền, đò. Hiện có gần 4.000 chiếc thuyền, đò được người dân đăng ký vận chuyển khách tại lễ hội chùa Hương năm 2024. Tất cả các thuyền, đò đăng ký vào hợp tác xã được sơn màu xanh, đánh số, có logo hợp tác xã, trang bị đầy đủ áo phao, vật nổi… theo quy định.

Hiện có gần 4.000 chiếc thuyền, đò được người dân đăng ký vận chuyển khách tại lễ hội chùa Hương năm 2024.

Việc thành lập Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương giúp công tác điều hành, vận chuyển khách bằng thuyền, đò ở Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) có chuyển biến tích cực, việc phân chia chở đò đã công bằng, không còn phải tranh giành, chèo kéo khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều gia đình có điều kiện ở Hà Nội đã chọn cách thuê bảo mẫu cao cấp để trông nom con cái trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Đây là một hình thức chăm sóc trẻ khá phổ biến ở các nước phát triển, nhưng mới nở rộ ở Việt Nam một vài năm gần đây.

Ở Hà Nội có một con phố nổi tiếng với nghề đóng khung tranh, đó là phố Nguyễn Thái Học. Tại đây luôn có đến hàng trăm xưởng sản xuất, chế tác và cửa hàng bán khung tranh các loại. Do nhu cầu chơi tranh và làm đẹp cho những bức tranh của người Hà Nội ngày càng nhiều và cầu kỳ nên những người thợ làm khung tranh nơi đây luôn làm không hết việc.

Với những người cao tuổi, uống bia hơi chính là một phần của nhịp sống chỉ có ở Hà Nội, nơi mà việc thưởng thức bia hơi không chỉ là một thói quen, mà còn là một nét văn hóa, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.

Tiện lợi, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng,… đó chính là lý do khiến cho những cửa hàng gội đầu bình dân trong các khu dân cư đông đúc hiếm khi vắng khách.

Để tránh nắng nóng tháng 7, những người nông dân ở ngoại thành Hà Nội lấy đêm làm ngày, chong đèn ra ruộng cấy lúa cho vụ mùa mới.

Về quê vào kỳ nghỉ hè, trẻ em hòa mình với thiên nhiên, được trải nghiệm những trò chơi tuổi thơ và có thời gian sống cùng ông bà, họ hàng.