Nghệ nhân giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao, ông tiến sĩ giấy, trống ếch... từng là những món đồ chơi dân gian gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết Trung thu. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, các món đồ chơi hiện đại dần dần lấn át những món đồ chơi truyền thống. Đã có thời gian thế hệ trẻ quên đi những món đồ chơi truyền thống mang nhiều ý nghĩa về văn hoá, lịch sử. Mặt nạ giấy bồi cũng không thoát khỏi vòng xoáy đó.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay. Với họ, công việc này không những để gìn giữ nghề của tổ tiên, mà còn để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.

Hơn 40 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan (phố Hàng Than, quận Hoàn Kiếm) là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội dồn hết tâm huyết với nghề. Mỗi mùa Trung thu, ông bà sản xuất được khoảng 2.000 - 3.000 chiếc mặt nạ giấy bồi với nhiều kích cỡ, mẫu mã.

Nghệ nhân Đặng Hương Lan chia sẻ: "Nhà tôi làm quanh năm ngày tháng để bồi mặt cốt trắng, sau đó gần đến Rằm tháng 8 bắt đầu vẽ sơn, từng công đoạn một. Với một mặt nạ cần vẽ 7-8 chi tiết, cứ vẽ được một chi tiết là phải mang ra phơi khô tự nhiên. Để gắn bó với nghề truyền thống này là cả một quá trình rất là lâu và bền bỉ cùng với sự cố gắng và hơn hết là cần có sự đam mê thì mới làm được một chiếc mặt nạ có hồn".

Tất cả những chiếc mặt nạ gia đình ông Hòa, bà Lan sản xuất đều là thủ công bằng tay 100%, từ khâu tạo khuôn, bồi thô, bồi giấy, tô sơn tạo hình dáng cho mặt nạ.

Tất cả những chiếc mặt nạ gia đình ông Hòa, bà Lan sản xuất đều là thủ công bằng tay 100%, từ khâu tạo khuôn, bồi thô, bồi giấy, tô sơn tạo hình dáng cho mặt nạ.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa cho hay: "Tôi thấy khi đài, báo truyền hình, phương tiện đại chúng đưa tin, đã có rất nhiều các bạn trẻ thích, hứng thú vẽ mặt nạ bồi do nhà tôi sản xuất. Các trường mẫu giáo rồi các trường cấp 1, cấp 2 lấy phôi về cho các cháu học mỹ thuật, học vẽ ngày càng nhiều lên. Tôi thấy rất phấn khởi vì hàng của tôi làm ra được nhiều người ưa chuộng".

Với gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan, việc giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi không phải chỉ vì mục đích kinh tế mà đó như một sứ mệnh giữ lại hồn cốt của một nghề truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu cái đẹp. Và nhà văn Hoàng Quốc Hải chính là một trong những người con đã dành trọn cả cuộc đời mình để ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất này.

Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là một sự kiện lịch sử quan trọng, khẳng định thắng lợi trọn vẹn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Gần một tuần trước ngày giải phóng, gần 400 thanh niên đã vào Thủ đô để thực hiện nhiệm vụ tiền trạm nhằm tuyên truyền và vận động, giúp nhân dân hiểu rõ hơn về các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một ngày đầu tháng 10 năm 1954, dân phố cổ xôn xao khi biết tin quân Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội. Trong căn nhà ba tầng ở số 80 phố Hàng Đào, cậu bé Lê Bảo Tháp nhấp nhổm, háo hức chờ đón các chú bộ đội tiến về giải phóng Thủ đô.

Người dân Hà Nội có nhiều cách bày tỏ tình yêu với Thủ đô. Nhiều người tự hào về lịch sử lâu đời, văn hóa phong phú, những di sản kiến trúc độc đáo; một số người thường nhắc đến những nét đặc trưng như phố cổ, Hồ Gươm hay những món ăn đặc sản như phở, bún chả...

Chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954, ngoài cờ hoa, biểu ngữ rợp trời, phố phường Hà Nội thêm vẻ uy nghi bởi những chiếc cổng chào được dân chúng dựng lên ở nhiều cửa ngõ, phố phường Hà Nội. Người đời sau sẽ khó hình dung về những “khải hoàn môn” ngày ấy nếu không có một tay máy trẻ tuổi say mê chụp ảnh cổng chào: Trịnh Đình Tiến.

Hình ảnh người nhạc sĩ mặc comple màu trắng, đánh đàn guitar, hát trong rừng người giữa rợp cờ hoa hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đã được ghi lại thành khoảnh khắc của lịch sử. Người đàn ông đó - cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, sau này được coi là “ông vua Sonate của Việt Nam”.