Nghệ nhân Hà Nội giữ hồn xưa trên phù điêu cổ

Theo đuổi kỹ thuật đắp vẽ thủ công, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “nề ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ không mấy người từng nghe.

Với lịch sử lâu đời, nghề nề ngõa đã lưu dấu ấn trên những công trình kiến trúc cổ như đình, đền, chùa, lăng tẩm với những phù điêu hoa văn, linh vật trang trọng, uy nghi.

Mặc dù ngày nay nghề đắp phù điêu đã đi vào đời sống phổ biến hơn cùng với nguyên liệu mới như xi măng, sắt, thép, nhưng vẫn có những nghệ nhân gìn giữ tri thức dân gian chứa đựng trong những nguyên vật liệu tre, vôi, giấy dó, mật mía, tro…

Những nguyên vật liệu sử dụng trong kỹ thuật đắp phù điêu truyền thống.

Theo nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội), muốn đắp được những phù điêu cổ không những cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ mà còn phải có hiểu biết sâu sắc về kiến trúc cổ, cùng với khả năng bao quát trên công trình tâm linh.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy nghiên cứu các nét hoa văn cổ truyền.

Đối với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy, việc tạo tác những phù điêu linh thú đòi hỏi tuân thủ những quy tắc theo lối cổ truyền, vừa phải giữ được vẻ uy nghi, linh thiêng nhưng cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy say mê tạo tác phù điêu cổ.

Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã lưu dấu ấn trên những phù điêu tại nhiều di tích như đình Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội), đền Hai Bà Trưng (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội)… và nhiều công trình lớn nhỏ khác.

Năm 2021, anh đã vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

Phù điêu “Lưỡng long chầu nguyệt” trên mái đình làng Cao Mật Hạ (Thanh Oai, Hà Nội) mà nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy mới hoàn thiện

Phù điêu linh thú do nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy tạo tác.

Đón xem "Giữ hồn xưa trên phù điêu cổ" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 10/08/2024 trên Kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đã trở thành đề tài quen thuộc với nhiều họa sĩ. Mỗi người họa sĩ đều có những cách nhìn và cảm nhận riêng về Thủ đô để phác họa nên bức vẽ của riêng mình. Mỗi nét vẽ không chỉ thể hiện tài năng mà còn gửi gắm trong đó tình cảm và sự gắn bó sâu sắc của người họa sĩ ấy với Hà Nội.

Sáng mùng 2 Tết (30/1), thời tiết ở Hà Nội rất đẹp, trời se lạnh và có nắng nhẹ. Yếu tố này dường như cộng hưởng để Tết Hà Nội thêm ấn tượng, nhất là đối với những người đã yêu và chọn Hà Nội để khám phá vào dịp Tết.

Sự hồi sinh kỳ diệu của làng đào Nhật Tân sau cơn bão cuồng phá là câu chuyện đầy cảm hứng về tình yêu và nghị lực của con người. Chỉ cần không ngừng cố gắng và tin tưởng, những điều tốt đẹp nhất định sẽ đến.

Gian bếp nhỏ của gia đình Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung trong một chiều cuối năm thật rộn ràng. Tiếng chị em í ới gọi nhau làm cỗ. Tiếng dao thớt lạch cạch vang lên. Tất cả tựa như một bản giao hưởng của thanh âm đầy gia vị và lôi cuốn.

Mỗi khi Tết đế xuân về, Hà Nội như khoác lên mình một chiếc áo mới rực rỡ sắc màu. Hòa chung bầu không khí nhộn nhịp và hối hả, người Hà Nội không chỉ đón Tết bằng những món ăn ngon mà còn lưu giữ những thú chơi mang đậm bản sắc văn hóa như thú chơi hoa, chơi tranh và cả thú làm mứt Tết.

Tết không chỉ là những ngày vui chơi mà là thời gian để mỗi thành viên trong gia đình hiểu thêm về văn hoá, phong tục, nếp nhà. Tết xưa và Tết nay, khác gì, giống gì?