Nghệ nhân Hà Nội: Hoa văn trên sừng

Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.

Nổi tiếng nhất trong các sản phẩm của làng Thuỵ Ứng phải kể đến chiếc lược sừng. Để làm ra được chiếc lược sừng hoàn chỉnh người nghệ nhân phải trải qua hàng chục công đoạn từ khi mua sừng về cắt thành ống, hơ ép, tạo phôi… đến cắt răng lược, chà lát, đánh bóng. Mỗi công đoạn đều quan trọng, đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo tay, tinh mắt, luôn đổi mới sáng tạo để cho ra được thành phẩm đa dạng, mẫu mã phong phú.

Công đoạn vạch, tạo mẫu chiếc lược
Người nghệ nhân thực hiện công đoạn cắt răng lược

Các sản phẩm của nghệ nhân Lê Thị Thuận không chỉ nổi bật bởi chất lượng tốt mà còn bởi vẻ đẹp đến từ hoa văn, hoạ tiết như khảm trai, khảm ốc mang nét độc đáo riêng. Ngoài việc sản xuất những chiếc lược sừng, người nghệ nhân còn chế tác từ sừng những sản phẩm mỹ nghệ khác như: trâm cài tóc, vòng tay, khung tranh, ảnh nghệ thuật,… có giá trị sử dụng cao và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

Những chiếc lược sừng hoàn chỉnh
Các sản phẩm khác được làm từ sừng

Không chỉ giữ nghề, phát triển nghề, nghệ nhân Lê Thị Thuận cùng với các cộng sự của mình trong làng Thuỵ Ứng còn xuất khẩu các sản phẩm sang các nước trên thế giới, góp phần lan toả nét đẹp của làng nghề truyền thống Việt Nam.

Nghệ nhân Lê Thị Thuận

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghề làm các sản phầm từ sừng truyền thống, bà Lê Thị Thuận vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2024.

Đón xem "Hoa văn trên sừng" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 14/09/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điều khiến cho mùa thu Hà Nội trở nên đặc biệt, chính là vì cái không khí dần trở nên mát mẻ sau một mùa hè oi ả là nét lãng mạn cũng tự dưng dâng lên nhiều hơn trong từng ngõ ngách... Chính những điều ấy mới làm cho Hà Nội vô cùng đặc biệt vào những lúc tháng 9 như thế này.

Cơn bão Yagi đã làm ngập úng hàng ngàn cây đào, biểu tượng của mùa xuân Hà Nội, ở làng đào Nhật Tân.

Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Tết Trung Thu không chỉ là dịp để trẻ nhỏ thỏa thích tận hưởng những món ăn và đồ chơi truyền thống mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp, bày tỏ tình cảm ấm áp, thân thương dành cho nhau. Sự gắn kết tình thân quý giá ấy đã tô đậm thêm nét đẹp văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc của dân tộc, tạo nên một không khí Tết Trung thu - Tết đoàn viên rộn ràng, đầy hào hứng. Những ngày sát tết Trung thu, các cửa hàng bán bánh nướng bánh dẻo luôn tất bật. Người mua bánh thắp hương, người mua bánh làm quà, người lại mua để thưởng thức.

Mỗi độ thu về, những gánh cốm rong lại có mặt khắp phố phường Hà Nội. Món quà dân dã thanh tao này khiến bất kỳ ai thưởng thức qua cũng nhớ mãi.