Nghệ nhân Hà Nội: Lấp lánh quỳ vàng

Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.

Sinh ra trong một gia đình ba đời làm nghề sơn son dát vàng, từ nhỏ ông Lê Bá Chung đã được dạy nghề và sớm trở thành một người thợ giỏi. Nhưng đến năm 1990, cùng với những đổi thay của đời sống, nghề làm vàng quỳ ngày càng mai một. Phần lớn dân trong làng chuyển sang làm nghề sản xuất đồ dùng bằng da và giả da.

Nghệ nhân Lê Bá Chung.

Với niềm đam mê và quyết tâm vực dậy nghề truyền thống của địa phương, ông đã đi học hỏi cách làm quỳ vàng từ những nghệ nhân giàu kinh nghiệm nhất của làng nghề như cụ Cả Dị, cụ Cả Đăng, Đại đức Thích Thanh Phương (chùa Tự Khoát, Thanh Trì, Hà Nội)…

Nghệ nhân Lê Bá Chung hướng dẫn thợ cách cầm búa để đập quỳ.

Đến năm 1993, ông đã mày mò nghiên cứu để giảm công đoạn sản xuất quỳ, từ hơn 40 công đoạn nay còn hơn 20 công đoạn, giúp người thợ sản xuất quỳ vàng với số lượng lớn mà không mất nhiều công sức.

Vàng được cắt miếng nhỏ đặt lên giấy giống, chuẩn bị cho công đoạn đập quỳ.
Quỳ vàng sau khi đã được đập.

Đến năm 2003 ông cùng với những người anh em trong gia đình tìm hiểu và đã khôi phục lại nghề sơn son dát vàng, nghề truyền thống của làng nghề trước đây.

Dát vàng lên hoành phi theo cách "xếp vảy cá".

Sau 40 năm gắn bó với nghề làm quỳ, ông Lê Bá Chung đã được phong tặng Nghệ nhân ưu tú năm 2016, là một trong 10 Công dân Thủ đô ưu tú năm 2017. Điều khiến ông Chung cảm thấy vui và hãnh diện nhất là nghề dát vàng Kiêu Kỵ ngày càng phát triển.

Đón xem "Lấp lánh quỳ vàng" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 28/09/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Trên con phố Ngũ Xã, đâu đó vẫn vang lên tiếng đục, tiếng mài, tiếng giũa của những người thợ đúc, gợi nhớ về một làng nghề đúc đồng nổi danh ngày nào trên đất Thăng Long xưa.

Hà Nội không chỉ có những con ngõ ẩm thực nổi tiếng trên phố cổ, mà còn có những con ngõ chuyên bày bán mặt hàng đặc biệt. Ngõ 1A Tôn Thất Tùng (trước kia là ngõ A8 Khương Thượng) chính là một con ngõ như vậy.

Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.

Giữa nhịp sống hối hả ở Hà Nội, có những bạn sinh viên đang từng ngày theo đuổi đam mê, tạo nên những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Đoạn phố nối giữa phố Hàng Mành và phố Đường Thành, đối diện chợ Hàng Da, có tên gọi là phố Yên Thái. Con phố chỉ như một con ngõ nên nếu không quan sát kỹ, nhiều người dễ nhầm tưởng Yên Thái là một con ngõ của phố Đường Thành.