Nghệ nhân Hà Nội: Người truyền ký ức

Là một người con của “làng tò he” Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Khang đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc - những tri thức dân gian nằm trọn vẹn trong hình hài những con giống bột.
Những con giống bột nhiều màu sắc.

Nghệ nhân Đặng Văn Khang say mê chia sẻ với các bạn trẻ về tò he.

Nghệ nhân Đặng Văn Khang đã có những sáng tạo mới trong việc xử lý bột để tạo ra loại tò he để được lâu, giúp con giống bột của Xuân La đi tới nhiều tỉnh thành khác trong nước và cả các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nguyên liệu được cải tiến để những con giống có thể để được lâu hơn.

Không dừng lại ở việc nặn những con giống đơn thuần, nghệ nhân cũng đã sáng tạo để đưa chất liệu bột gạo vào những bức tranh hay mô hình các di tích ở Hà Nội, góp phần quảng bá di sản của thủ đô.

Nghệ nhân Đặng Văn Khang sáng tạo vượt khuôn mẫu con giống tò he.

Đón xem "Người truyền ký ức" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 01/06/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Tuổi tác cao không ngăn được đôi bàn tay nhiệt huyết của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám trên con đường gìn giữ, phát huy nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, chứa đựng trong những nhịp trống hội vừa hào hùng, vừa linh thiêng.

Ngày mưa cũng như ngày nắng, những nữ công nhân môi trường vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ. Tiếng loa phát thanh trên những chiếc xe chở rác vẫn luôn vang lên trên khắp phố phường Thủ đô Hà Nội.

Giữa guồng quay của thời đại, nghệ nhân Nguyễn Hoàng Vinh vẫn âm thầm gìn giữ những nghi thức thiêng liêng của tín ngưỡng thờ Mẫu theo đúng phép tắc cổ truyền, để những giá trị tinh thần ngàn đời vẫn vững bền trước sóng gió thời gian.

Họa sĩ Hoàng Anh không chỉ đơn thuần tạo ra những bộ trang phục dân tộc cho búp bê, mà còn cẩn trọng trong từng chi tiết, tỉ mỉ giữ lại những nét đặc trưng nhất từ chất liệu thổ cẩm, lụa truyền thống đến những đường kim mũi chỉ.

Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.