Nghệ nhân Hà Nội: Rối nước thỏa những đam mê
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa sinh ra và lớn lên ở làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội), một làng rối nước có lịch sử hơn 300 năm.
Từ khi còn nhỏ, bà Thỏa đã học theo các cô bác trong đội chèo của làng, rồi cùng chúng bạn lấy bèo tây, đất sét làm rối và biểu diễn trên mặt nước ao làng.
Lấy chồng ở làng Đào Thục, bà Thỏa tiếp tục gắn bó với công việc biểu diễn rối nước khi gia đình nhà chồng vốn lưu giữ và tiếp nối nghệ thuật biểu diễn rối nước.
Trải qua những năm tháng khó khăn của nghệ thuật biểu diễn dân gian, bà Thỏa cùng với những người “nghệ sỹ nông dân” vẫn giữ tình yêu dành cho rối nước và nghệ thuật truyền thống.
Bà Thỏa cùng các nghệ nhân trong phường rối đã có những chuyến đi biểu diễn khắp các tỉnh và các nước Hà Lan, Thái Lan, Malaysia…
Với những nỗ lực của mình, bà Thỏa được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (năm 2019), được tặng Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (năm 2020).
Đón xem "Rối nước thỏa những đam mê" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 20/07/2024 trên Kênh H1 Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội và các nền tảng số.
Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo Nhân dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
0