Nghệ nhân Hà Nội: Tuyệt kỹ dưới lớp sơn

Yêu nghề, nghệ nhân Vũ Huy Mến âm thầm giữ nghề làm tranh sơn mài truyền thống với chất liệu sơn ta và phù sa sông Hồng.

Theo nghệ nhân Vũ Huy Mến, việc tạo nguyên liệu sơn ta đã khó, nhưng để ra đời một sản phẩm sơn mài truyền thống còn khó gấp nhiều lần. Từ khâu làm vóc, tạo cốt, ủ, cho đến vẽ, khảm hoa văn… tất cả quy trình làm ra một sản phẩm sơn mài truyền thống đều làm thủ công và phải qua ít nhất 12 nước sơn.

Nghệ nhân Vũ Huy Mến thực hiện công việc làm vóc.
Sơn ta - nguyên liệu cốt lõi tạo nên tranh sơn mài truyền thống.
Vỏ trứng - một trong những nguyên liệu đặc biệt dùng trong trang trí tranh sơn mài.
Người nghệ nhân thực hiện công đoạn mài, đánh bóng sản phẩm.

Những tác phẩm của nghệ nhân Vũ Huy Mến không chỉ đặc biệt với lớp màu sắc tinh tế mà còn là sự kết hợp khéo léo giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, mang đến cảm giác gần gũi, cuốn hút cho người xem.

Tác phẩm tranh sơn mài của nghệ nhân Vũ Huy Mến.

Miệt mài giữ nghề với mong muốn sơn mài truyền thống phát triển trở lại, nghệ nhân Vũ Huy Mến tích cực truyền dạy kỹ thuật cho thế hệ trẻ, góp phần gìn giữ và phát triển làng nghề sơn mài Hạ Thái, để nghệ thuật sơn mài Việt Nam tiếp tục toả sáng.

Nghệ nhân Vũ Huy Mến và con gái hoàn thiện sản phẩm tranh sơn mài.

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghề làm tranh sơn mài truyền thống, ông Vũ Huy Mến vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân  Hà Nội năm 2015.

Đón xem "Tuyệt kỹ dưới lớp sơn" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội  phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 27/07/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.