Nghề sửa đồ gỗ dạo ở Hà thành
Nếu ai đã từng tìm thợ sửa chữa đồ gỗ trong gia đình thì sẽ biết đến một vài con phố tập trung những người chuyên sửa đồ gỗ dạo như khu chợ Hàng Da ở quận Hoàn Kiếm, hay con phố Trần Nhân Tông ở quận Hai Bà Trưng…
Con phố Trần Nhân Tông, sát công viên Thống Nhất, là nơi chờ khách của những người thợ sửa đồ gỗ dạo. Họ chủ yếu đến từ Hà Nam. Những lúc nông nhàn, nhóm có thể lên tới 20 người. Còn bình thường có chừng chục người thay phiên nhau đi sửa.
Ông Nguyễn Phú Huỳnh ở Hà Nam đã lên Hà Nội làm nghề sửa chữa đồ gỗ được 20 năm nay. Ông cho biết công việc của ông là chuyên sửa chữa, lắp đặt tất cả vật dụng đồ gỗ ở phố, từ tháo lắp cánh cửa, đồ thờ, đến thay bản lề, dồn mộng, sửa giường, tủ, bàn, thay thế đồ mối mọt, đánh véc ni…
Công việc sửa đồ gỗ dạo túc tắc mỗi ngày giúp ông có thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn.
Ông Nguyễn Sơn, cùng quê Hà Nam với ông Huỳnh, làm nghề sửa đồ gỗ đã chừng 40 năm. Công việc tuy không đều, nhưng ông vẫn đến góc phố trên con phố Trần Nhân Tông để đợi khách. "Nghề làm thợ mộc dạo ở phố cũng thượng vàng hạ cám, có những người thì mặc cả từng xu, nhưng cũng có khi mình làm tốt thì được thưởng thêm ngoài mức giá đã thỏa thuận", ông Sơn kể.
Sửa lại những món đồ cũ còn tốt thay vì mua đồ mới, đó là là tâm lý của không ít người Hà Nội cũ. Vậy nên, những người làm nghề sửa chữa vặt như nghề mộc dạo vẫn có đất sống ở thành phố này, cho dù không phải ngày nào cũng có khách.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
0