Nghệ thuật dân tộc sẽ là lợi thế du lịch

Việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các chương trình nghệ thuật có thể trở thành yếu tố đặc sắc, tạo dấu ấn riêng cho du lịch TP.HCM.

TP.HCM là trung tâm du lịch sôi động, nhưng bên cạnh những hoạt động giải trí hiện đại, thành phố vẫn còn thiếu những chương trình khai thác hiệu quả nghệ thuật truyền thống để thu hút du khách.

Vừa qua, "Chào Show" là sự kết hợp giữa âm nhạc dân tộc, hình ảnh và ẩm thực trong không gian nghệ thuật đương đại. Chương trình giới thiệu tổ khúc "Giang sơn cẩm tú", gồm 12 chương do nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng sáng tác, trình diễn hoàn toàn bằng nhạc cụ dân tộc. Khán giả thưởng thức âm thanh từ đàn bầu, đàn tơ-rưng, trống, kèn…đồng thời trải nghiệm không gian trình chiếu kết hợp với ẩm thực ba miền, mang đến hình thức tiếp cận văn hóa Việt qua nhiều giác quan.

Nghệ sĩ Cao Hồ Nga chia sẻ về "Chào Show": "Đây là một show diễn thuần túy khi toàn bộ tiết mục đều được trình diễn bằng nhạc cụ dân tộc, không kết hợp với nhạc giao hưởng hay các thể loại khác. Dù vậy, chương trình vẫn mang màu sắc rất mới, rất hiện đại".

"Chào Show" mở ra một hướng tiếp cận mới trong khai thác nghệ thuật truyền thống cho du lịch TP.HCM, tạo thêm lựa chọn trải nghiệm cho du khách. Những chương trình như này vừa giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, vừa góp phần định hình bản sắc văn hóa của thành phố.

Ông Nguyễn Khắc Anh – Giám đốc dự án "Chào Show" cho hay: "Trước đây, trong những chuyến đi vòng quanh thế giới, tôi nhận thấy hầu hết các quốc gia đều có những chương trình giới thiệu âm nhạc, ẩm thực và văn hóa của họ, trong khi Việt Nam chưa có. Điều đó khiến tôi trăn trở. Khi xây dựng chương trình, tôi tin rằng đây sẽ là một sản phẩm cần thiết cho du lịch đêm của TP.HCM và Việt Nam nói chung. Chương trình này sẽ mang đến một cách giới thiệu Việt Nam hoàn toàn mới, chưa từng có trước đây".

Tom Bakaysa – Du khách Mỹ hào hứng cho hay: "Tôi đã đi du lịch khắp thế giới và xem nhiều chương trình biểu diễn, từ Broadway đến Las Vegas và nhiều nơi khác. 'Chào Show' là một trong những chương trình ấn tượng nhất mà tôi từng thấy. Điều làm tôi đặc biệt yêu thích là việc sử dụng hoàn toàn nhạc cụ truyền thống, mang đến một trải nghiệm thực sự độc đáo".

Có thể thấy, việc phát triển các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc không chỉ góp phần bảo tồn giá trị truyền thống mà còn tạo lợi thế cạnh tranh, giúp TP.HCM thu hút du khách và nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Buổi gặp mặt các cựu chiến binh và thân nhân liệt sĩ của Tiểu đoàn xe tăng 297 đã diễn ra tại Bảo tàng lực lượng Tăng Thiết Giáp vào chiều 24/4, nhân dịp kỷ niệm 53 năm ngày chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (24/4/1972 - 24/4/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trung tâm Thông tấn quốc gia tại Hà Nội đã chào đón hơn 430 cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia trong buổi toạ đàm "Viết tiếp bản hùng ca", nhân không khí sôi nổi của những ngày tháng 4 lịch sử vào chiều 24/4.

Hà Nội chào đón ngày mới với một cơn mưa lớn trên diện rộng và dông vẫn đang xuất hiện ở vài nơi.

HĐND quận Đống Đa đã tổ chức kỳ họp thứ 18 vào chiều 24/4, nhằm lấy ý kiến của đại biểu về phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính và thông qua tên gọi các đơn vị mới.

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ tiếp nhận các sản phẩm công nghệ ứng dụng chuyển đổi số trong chiều 24/4.

Mỗi thành viên của đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có thể coi là hiện thân của lòng yêu nước nồng nàn, là biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ hiểu rằng, mỗi bước chân, mỗi hành động của mình, đều mang niềm tự hào sâu sắc đối với lịch sử oai hùng của dân tộc.