Nghề trồng rau gia vị
Tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm), sản phẩm chủ lực của bà nông dân nơi đây là mùi tàu. Mỗi ngày, những người nông dân nơi đây thường thức dậy từ 2, 3 giờ sáng để thu hoạch loại rau này.
Gia đình bà Oanh ở xã Đông Dư có trồng rau mùi tàu khoảng 30 năm nay. Bà cho biết, vào mùa đông, phải dậy sớm để thu hoạch mùi tàu, bởi khi đó, những hạt sương còn đọng trên cây, giúp cho việc thu hoạch rau dễ và nhanh hơn. Với loại rau mùi tàu, nếu thu hoạch khi thời tiết đã nắng lên, cây khô thu hoạch sẽ lâu hơn.
Mỗi ngày, sau khi thu hoạch rau, những người nông dân lại tranh thủ dọn vườn ngay, nhặt sạch các lá chân còn sót lại, để tránh thối lá trên vườn, hạn chế sâu bệnh gây ảnh hưởng đến lứa thu hoạch sau.
Ở xã Đông Dư, nhà trồng ít thì khoảng 3 - 4 sào, cá biệt, có nhà trồng hàng mẫu. Theo tính toán của bà Oanh, trung bình một sào trồng mùi tàu cho thu hoạch từ 4 - 6 tạ mỗi lứa.
Hà Nội có nhiều vùng trồng rau gia vị, rau an toàn. Ở mỗi vùng có một thế mạnh riêng trong việc trồng và phát triển rau gia vị. Nếu như ở Đông Dư phần lớn chỉ trồng mùi tàu, thì ở Đông Anh lại phát triển các loại rau gia vị khác như thì là, xà lách. Ngoài những luống trồng riêng một loại, còn lại phần lớn, người dân Cổ Loa trồng xen kẽ.
Bà Nguyễn Thị Vinh (Cổ Loa, Đông Anh) chia sẻ, khoảng từ tháng 7, tháng 8 trở đi, là các hộ nông dân bắt đầu trồng rau mùi, hành và thu hoạch theo từng lứa. Nghề trồng rau gia vị tuy không nặng nhọc, nhưng cũng vất vả như con mọn, ngày nào cũng phải ra vườn chăm sóc từ sáng đến tối rồi thu hoạch rau để đi chợ hoặc bán tại vườn.
Rau gia vị là món ăn được người Việt sử dụng nhiều trong bữa cơm hàng, làm cho món ăn thêm mầu sắc, hấp dẫn, lôi cuốn bởi những hương vị đặc trưng chứa trong tinh dầu thơm của nó. Bởi thế, sản phẩm rau gia vị luôn có thị trường tiêu thụ. Những thửa ruộng được trồng rau gia vị, được thu hoạch, được bán ra thị trường, rồi lại tiếp tục được dưỡng đất, tiếp tục chờ những vụ mới,… Cứ thế, người nông dân quanh năm gắn với ruộng vườn, với rau gia vị.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
0