Nghề truyền thống trên phố Hàng Thiếc

Hàng Thiếc, một con phố quen thuộc với người dân đất Hà Thành. Nơi đây cũng là một làng nghề tồn tại từ hàng trăm năm qua và theo năm tháng, dù nghề có mai một, song vẫn có những con người gìn giữ bí quyết của nghề đúc thiếc.

Chỉ cần đi ngang qua phố Hàng Thiếc, ai cũng có thể cảm được tiếng ồn đặc trưng của con phố này - một trong những con phố cổ hiếm hoi vẫn còn giữ được nghề truyền thống.

Là một con phố cổ khá chật hẹp, nên các hộ kinh doanh và gia công kim loại trên phố Hàng Thiếc thường tận dụng luôn vỉa hè trước nhà để làm nghề.

Nhiều thế hệ đã sinh sống bằng nghề truyền thống trên con phố này

Xưa, phố Hàng Thiếc nổi tiếng với nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng như lư hương, ấm pha trà, khay đựng… Đến giữa thế kỷ 20, do nhu cầu về đồ thiếc không còn nhiều, người thợ chuyển dần  sang làm đồ sắt tây và đồ inok phục vụ đời sống hàng ngày.

Công việc của những người thợ trên phố Hàng Thiếc ngày nào cũng vậy, nhưng họ lại chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán hay muốn từ bỏ cái nghề đã được bao thế hệ trên con phố gìn giữ cho đến tận bây giờ.

Thậm chí, ngay cả với những âm thanh chát chúa đến đinh tai, nhức óc ấy, hình như còn được những cư dân nơi đây coi là thứ 'đặc sản' của con phố này.

Hàng Thiếc hôm nay không chỉ có đồ bằng thiếc, mà còn bán đủ chủng loại khác nhau

Thường, chỉ những đồ gia dụng không thể mua được, người ta mới tìm đến con phố này để đặt cho đúng ý. Và, có lẽ cũng vì thế, những người thợ trên phố, chẳng bao giờ hết việc.

Mỗi ngày trên phố Hàng Thiếc, vô số mặt hàng gia dụng đã được sản xuất và mang đi dưới nhiều hình thức. Có thể là khách ghé mua trực tiếp, cũng có thể với những mặt hàng cồng kềnh khó chuyên chở, sẽ được những người làm nghề vận chuyển góp tay.

Thế hệ này tiếp nối thế hệ trước, con phố hàng thiếc vẫn vang lên những tiếng búa, tiếng cưa...

Bây giờ, rất nhiều cửa hàng trên phố Hàng Thiếc đã chuyển sang bán những món đồ gia dụng sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thậm chí là cả những mặt hàng được nhập khẩu.

Thế nhưng, con phố vẫn giữ nguyên những âm thanh đặc trưng của tiếng cưa, tiếng cắt, tiếng mài…

Dù khá ồn ã và náo nhiệt,  nhưng những âm thanh ấy đã là một phần không thể thiếu trong nhịp sống của những người thợ làm nghề thủ công giữa lòng phố cổ Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.