Nghị quyết 57: Cơ hội vàng cho đào tạo nhân lực
Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam”, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Điều này được các đại biểu khẳng định tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” vừa được tổ chức mới đây.
Dẫn chứng câu chuyện của nhiều trường đang phải liên tục thích ứng với bức tranh giáo dục đại học mới, bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT cho rằng, cần vận dụng chiến lược “làm khác để làm tốt”, để đào tạo hội nhập nhanh chóng với những biến động liên tục, từng ngày của khoa học, công nghệ.
“Như 2 - 3 năm trở lại đây, chúng ta nhìn thấy AI vừa là cơ hội, vừa là sự đe dọa, thách thức mà không đổi mới thì rất khó tồn tại, đặc biệt với các trường đại học có trách nhiệm đào tạo nhân lực cho tương lai. Không thể không thay đổi cách thức dạy và học trong nhà trường, đồng thời thay đổi về thể chế, cách thức quản lý Nhà nước. Đơn cử những quy định về tiêu chí liên quan đến giảng viên, diện tích không thể như cũ, bởi sẽ kìm hãm sự thay đổi”, TS Lê Trường Tùng cho hay.
Chỉ ra thực tế: thầy, cô giáo của ngày hôm nay sử dụng kiến thức của ngày hôm qua để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngày mai, các đại biểu cho rằng, cùng với chủ trương từ Nghị quyết số 57, khung pháp lý về đào tạo nhân lực phải được tháo gỡ một cách mạnh mẽ, phải tăng cường thúc đẩy mô hình xuất khẩu tri thức, cần hành lang pháp lý rộng, thoáng.
GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm: “Thời gian tới, chúng ta muốn nâng cao chỉ có cách duy nhất đó là khoa học công nghệ. Tôi cho đây là cơ hội cuối cùng để chúng ta triển khai và các trường đại học cũng coi đây là một cơ hội để phát triển. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhân lực được đào tạo ra trường thực sự được sử dụng đúng người, đúng việc. Nếu như các doanh nghiệp không khai thác triệt để được nguồn nhân lực này thì tôi nghĩ là rất khó phát triển. Tôi tin Nghị quyết 57 sẽ là một trong những nghị quyết mang tính cách mạng để đưa đất nước phát triển".
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho biết: “Việc thành lập, điều hành doanh nghiệp để chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học đã được đặt ra, thí điểm trong nghị quyết này. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những khâu tháo gỡ có tính chất căn bản để giải quyết được vướng mắc hiện nay ở các trường".
Cùng với Nghị quyết 193 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường vừa qua, Nghị quyết 57 là sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực, vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế. Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là cơ hội lớn để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
0