Nghi thức rước vua độc đáo tại lễ hội đền Sái

Lễ hội đền Sái với tục rước vua, chúa giả là một trong những lễ hội vô cùng độc đáo tại xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Năm nay, địa phương đang thực hiện hồ sơ khoa học để đề nghị Nhà nước công nhận lễ hội là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nghi thức rước vua trong lễ hội đền Sái năm nay diễn ra trong không khí tươi vui, phấn khởi và đã thu hút được không chỉ người dân địa phương mà còn cả những du khách thập phương đến tham gia.

Đây là một nghi thức trong lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

Bà Đỗ Ngọc Duyên (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) chia sẻ: "Lần đầu tiên đến đền Sái, mình được xem trực tiếp lễ rước vua, chúa với những người thật thì cảm thấy rất là vui. Nhân dịp năm mới, tôi cũng muốn đi lễ để cầu cho gia đình và bản thân luôn được mạnh khoẻ, bình an, gặp nhiều may mắn trong năm mới".

Theo Ban tổ chức, lễ hội năm nay được diễn ra với nhiều sự đổi mới. Đặc biệt, UBND xã Thuỵ Lâm đã xây dựng các phương án chi tiết đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm để dịp lễ hội được diễn ra an toàn theo đúng quy định.

Lễ hội nhắc nhở mỗi người dân về truyền thống uống nước nhớ nguồn, đồng thời góp phần quảng bá tới đông đảo du khách gần xa về nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Nhất hoa nhất khí” là nơi trưng bày các tác phẩm đặc biệt, theo phong cách nghệ thuật cắm hoa Ikebana.

Một sân khấu bằng kính, nổi giữa mặt hồ, đang tạo sức hút đặc biệt cho không gian Bảo tàng Hà Nội.

Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.

Hà Nội có nhiều công trình cổ kính, độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên biết bao kỷ niệm đối với những người xa Thủ đô.

UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.

Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.