Nghiêm cấm hành vi sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

Sáng 3/6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), nhiều đại biểu đề nghị bổ sung, làm rõ các hành vi bị nghiêm cấm.

Dự thảo luật quy định cấm “nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, cải tạo, lắp ráp, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ” là cần thiết. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần xem xét, không nên cấm đối với việc vận chuyển phục vụ sản xuất kinh doanh khi đã được đăng ký.

Nhiều đại biểu đề nghị bổ sung, làm rõ các hành vi bị nghiêm cấm.

Nội dung nhận được nhiều quan tâm của đại biểu Quốc hội vẫn là có nên đưa vào luật việc quản lý dao như là vũ khí thô sơ? Trường hợp nào thì phải đăng ký với cơ quan công an để quản lý? Trong trường hợp nào được coi là công cụ lao động, sinh hoạt không phải khai báo.

Cho rằng việc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ có thể ảnh hưởng đến việc người dân sử dụng dao làm công cụ phục vụ lao động, học tập, sinh hoạt. Thực tế, nhiều loại dao mà người dân đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, theo mô tả của Bộ Công an thì sẽ bị coi là vũ khí thô sơ. Vậy nên, để phân loại, các đại biểu cho rằng nên quy định theo hướng khi dao, vật sắc nhọn mà được sử dụng để đe doạ hành hung trong các vụ việc ẩu đả, đuổi theo người khác, va chạm giao thông hoặc mang theo không vì mục đích sản xuất, sinh hoạt, học tập thì mới được coi là vũ khí thô sơ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).