Nghiên cứu chính sách về nhà ở cho sĩ quan quân đội
Theo dự thảo luật, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh lập kế hoạch phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Chính quyền địa phương các cấp bố trí quỹ đất, bàn giao cho Bộ Quốc phòng để phát triển nhà ở xã hội cho quân đội phù hợp với nhu cầu của Bộ Quốc phòng và khả năng của từng địa phương.
Ông Lữ Văn Hùng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: “Sĩ quan quân đội Việt Nam ở xa nhà, xa vợ con nhiều hơn thời gian ở nhà, cho nên tôi thấy chúng ta nên có những chính sách, cơ chế đặc thù riêng đối với vấn đề nhà ở của sĩ quan quân đội. Tôi đề nghị Quốc hội sớm ban hành chính sách để thực hiện”.
Nhiều đại biểu cũng bày tỏ tán thành với đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội ở hầu hết cấp bậc quân hàm, bởi lẽ với quy định trên nhằm tận dụng được nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe; đồng thời đảm chế độ, chính sách cho một bộ phận cán bộ khi nghỉ hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Ông Tô Văn Tám - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cho rằng: “Hiện tại, các sĩ quan từ Trung tá trở xuống theo Luật Bảo hiểm xã hội khi đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ 35 năm đóng tiền bảo hiểm nên không đủ 75% lương hưu. Việc tăng tuổi nghỉ hưu nhằm tiệm cận với quy định của Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội để các sĩ quan khi về nghỉ hưu được hưởng chế độ. Hiện nay, một số sĩ quan công tác ở hải đảo xa xôi, điều kiện công tác vất vả gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng họ vẫn sẵn sàng chấp hành nhiệm vụ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng cần tính thêm hệ số năm công tác của các sĩ quan này nhằm tính tuổi nghỉ hưu cho các đối tượng”.
Đối với quy định tại khoản 2 Điều 13, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm; theo đại biểu như vậy sẽ có những vị trí “vượt trần” so với quy định của Bộ luật Lao động. Do đó đại biểu đề nghị nên xác định theo hướng kéo dài tuổi phục vụ không quá 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ và giao cho Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể.
Sáng 3/12, TAND Cấp cao tại TPHCM tuyên án phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan khác. Cùng với bản án tử hình, bà Trương Mỹ Lan phải chịu hơn 674 tỷ đồng tiền án phí dân sự.
Khoảng 17h chiều nay 03/12 trên đường Nguyễn Viết Thứ, xã Song Phương, huyện Hoài Đức đã xảy ra đám cháy do người dân thu gom, đốt cành củi cây khô. Đám cháy này đã lan sang hệ thống dây diện gây ảnh hưởng đến an toàn dân sinh cũng như mạng lưới điện trong khu vực.
5 người bị tạm giữ vì có sai phạm liên quan việc trả giá đến 30 tỷ đồng một m2 ở huyện Sóc Sơn để "không cho lô đất được trúng đấu giá thành công".
Ngày 26/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Theo luật này, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim chịu mức thuế suất VAT là 10%, tăng 5% so với trước đây. Việc tăng thuế có thể tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách, nhưng với ngành điện ảnh, tăng thuế sẽ tăng áp lực, tăng thêm khó khăn.
Theo người dân xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, trên đường Lý Thánh Tông hiện có nhiều hố ga bị mất nắp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là khi trời mưa hoặc ban đêm khó quan sát.
Sau gần một tháng xét xử và nghị án, mặc dù đã được ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, có ý thức khắc phục hậu quả nhưng tại phiên phúc thẩm sáng nay, 3/12, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM vẫn giữ nguyên mức án tử hình đã tuyên đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.
0