Nghiên cứu robot gây ảo giác giúp điều trị bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson, một chứng rối loạn thần kinh đã ảnh hưởng tới hơn 10 triệu người trên thế giới, hiện vẫn chưa tìm được phương pháp chữa trị hoàn toàn do chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Các nhà khoa học Thụy Sĩ đang nghiên cứu sử dụng robot gây ảo giác nhằm tìm kiếm liệu pháp điều trị tốt hơn cho những người mắc bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng thường gặp ở những người mắc Parkinson là run, cứng khớp, mất ngủ, trầm cảm hoặc lo lắng, thậm chí là mất trí nhớ.

Bệnh nhân Parkinson thường gặp phải tình trạng gọi là ảo giác hiện diện, một triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Người bệnh tưởng như mình nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy những việc mà thực tế không có thật.

Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thuỵ Sĩ cho biết, khi họ sử dụng thực tế ảo (VR) và robot, những bệnh nhân trải nghiệm robot gây ảo giác có xu hướng nhìn thấy nhiều người hơn thực tế.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một ngón tay robot chọc vào lưng người bệnh nhưng không đồng bộ với chuyển động của bản thân họ. Với công nghệ này, người khoẻ mạnh bình thường cũng có ảo giác như người mắc bệnh Parkinson. Nhóm nghiên cứu hy vọng phương pháp này có thể giúp chẩn đoán và theo dõi những bệnh nhân có nguy cơ suy giảm nhận thức.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một ngón tay robot chọc vào lưng người bệnh nhưng không đồng bộ với chuyển động của bản thân họ

Nhà khoa học Louis Philippe Albert cho biết: "Nó bao gồm hai robot. Một robot ở phía trước và một robot ở phía sau người tham gia. Người tham gia được yêu cầu cử động cánh tay phải của mình và hai robot cùng lúc bắt chước chuyển động. Tiếp theo, hai robot sẽ bắt chước chuyển động không cùng lúc để gây ra ảo giác hiện diện này ở nhiều người tham gia hơn".

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp có thể phát hiện chứng mất trí nhớ trước 10 hay 20 năm bệnh Parkinson biểu hiện rõ ràng. Như vậy, căn bệnh Parkinson có thể được phòng ngừa từ sớm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.