Người bệnh lạm dụng kháng sinh, bác sĩ 'bó tay'

Kháng thuốc là hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Đây là nỗi sợ hãi của các bác sĩ khi các phác đồ điều trị không đạt hiệu quả.

Các bệnh nhân mắc vi khuẩn đa kháng đa số diễn tiến rất nặng, khiến bác sĩ khó khăn khi lựa chọn phác đồ điều trị, thậm chí bất lực trong việc cứu người bệnh.

Một bệnh nhân kể lại: "Chỉ nghĩ là ốm bình thường thì đến hiệu thuốc để mua thuốc uống, không ngờ nó lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng vậy"

Nhiều người có thói quen tới nhà thuốc, kể những triệu chứng bệnh rồi người bán thuốc dựa vào đó bán thuốc cho mình.

Kháng thuốc là hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi

Đó là tâm lý của nhiều người dân hiện nay khi có những triệu chứng đau đầu, ho, sốt hay đau bụng điều đầu tiên người dân nghĩ đến là ra hiệu thuốc để mua. Và đó cũng là hậu quả của việc kháng thuốc nhiều năm qua.

Bệnh nhân này bị nhiễm trùng huyết phải thở máy, mở nội khí quản - nhưng điều mà các bác sỹ lo ngại là tình trạng kháng kháng sinh. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn cho thấy bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng từ cộng đồng.

Hầu hết các cơ sở y tế đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Bá Cường, Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai: "tự dùng thuốc kháng sinh, gọi lang vườn đến châm cứu, người ta tự tiêm thuốc vào đấy, thế là vi khuẩn từ đường truyền, đường tiêm, đường châm cứu nó đi vào máu, nó đi khắp nơi trong cơ thể. Đặc biệt, vi khuẩn này đi đến tim khiến tụ cầu vàng từ cộng đồng sẽ nhạy cảm hơn với kháng sinh. Sau khi bệnh nhận vào viện, cấy một con tụ cầu thì lại xảy ra phản ứng kháng kháng sinh như kiểu một con tụ cầu vàng trong bệnh viện".

Một bệnh nhân, sau khi dùng một số loại kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn do sốt xuất huyết dẫn đến bị tổn thương da, dị ứng phải thở máy và xuất hiện thêm tình trạng viêm phổi phải thở máy. Tình trạng bệnh nặng và dị ứng với kháng sinh, bệnh nhân đã được lấy đờm sau khi đặt nội khí quản để xác định thêm khả năng kháng thuốc.

Bệnh nhân phải thở máy và xuất hiện thêm tình trạng viêm phổi

Trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ thứ nhất thì Việt Nam phải dùng tới kháng sinh thế hệ ba. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng trầm trọng khi nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh mà nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).