Người dân chuộng gửi tiết kiệm sau Tết
Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 11/2024, tổng tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng đã chính thức vượt 7 triệu tỷ đồng, tăng 7,16% so với cùng kỳ. Đối với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, tổng lượng tiền gửi đạt 7,26 triệu tỷ đồng, tăng 6,26%.
Dịp Tết là thời điểm nhu cầu chi tiêu tăng cao, nhưng nhiều người vẫn có khoản tiền nhàn rỗi sau kỳ nghỉ và lựa chọn gửi tiết kiệm. Anh Hoàng Trung Định (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hiện dao động quanh mức 6%/năm, đây là mức lãi suất khá tốt nên anh quyết định gửi tiền để đảm bảo khoản sinh lời ổn định.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Bắc (xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho rằng, gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất so với chứng khoán hay bất động sản, vốn có độ rủi ro cao hơn.
Sau Tết, lượng tiền gửi tại các ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Một số ngân hàng đã hoàn thành 14% chỉ tiêu huy động vốn của năm 2025 chỉ trong tháng 1. Đáng chú ý, trong 3 ngày giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên đán, doanh số tiền gửi cá nhân đã đạt 2.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đẩy mạnh các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là hỗ trợ vay cầm cố sổ tiết kiệm ngay trên nền tảng online, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn.
Ông Vũ Mạnh Hưng, Giám đốc Ngân hàng số - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho hay: "Chúng tôi cho phép khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm và thực hiện hoàn toàn trên kênh online. Chỉ trong vòng 1 phút, khách hàng được giải ngân và có thể sử dụng ngay khoản vay để chi tiêu".
Theo các chuyên gia, lãi suất tiết kiệm trong nước có thể tăng nhẹ trong quý I/2025 khi các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn để phục vụ kế hoạch kinh doanh cả năm. Đây cũng là thời điểm hấp dẫn để người dân cân nhắc gửi tiền tiết kiệm, tận dụng lãi suất ưu đãi.
Ông Trần Công Danh, chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho rằng: "Hiện nay, các ngân hàng thương mại tung ra nhiều chương trình khuyến mại thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm như tặng quà, cộng lãi suất,… rất phù hợp với người dân".
Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, hệ thống ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn vốn cho nền kinh tế. Nhu cầu vay vốn tăng cao khiến các ngân hàng phải đẩy mạnh lãi suất huy động để đảm bảo thanh khoản, đồng thời cạnh tranh với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản.
Việc linh hoạt điều chỉnh lãi suất giúp ngân hàng vừa đảm bảo nguồn vốn phục vụ nền kinh tế, vừa giữ vững sự an toàn và ổn định cho hệ thống tài chính. Vì vậy, gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân.


Các chuyên gia kiến nghị việc giảm thuế VAT cần mạnh mẽ và quyết liệt hơn, qua đó góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Shopee sẽ điều chỉnh mức phí sàn từ 4% lên 10%, TikTok Shop cũng tăng phí hoa hồng từ 3% lên 4% đối với các shop thường, khiến không ít người bán hàng đứng trước nguy cơ phải ngừng kinh doanh trên sàn.
Việc triển khai hệ thống KRX là một bước đi chiến lược, hứa hẹn sẽ đưa thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu nâng hạng.
Giá dầu châu Á đã giảm nhẹ sau cuộc điện đàm Nga Mỹ trong phiên giao dịch sáng ngày 19/3.
Theo phân tích dữ liệu tài chính của Sacombank, tính đến cuối năm 2024, tổng dư nợ cho vay khách hàng của Sacombank đạt hơn 539.314 tỷ đồng, tăng 11,72% so với đầu năm.
Việt Nam đã ghi dấu ấn khi góp mặt trong top 30 quốc gia có tăng trưởng thương mại cao nhất thế giới, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Thương mại thế giới.
0